Mixing cơ bản

Sự khác biệt giữa Limiter và Compressor

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Limiter và Compressor cũng như phân biệt giữa 2 loại này nhé. Nắm rõ hai hiệu ứng này chắc chắn sẽ giúp bạn Mixing hiệu quả hơn.

Compressor hoạt động như thế nào?

Đầu tiên, chúng ta hay quan tâm vào Threshold và Ratio. Trước khi hiểu về việc một Compressor sẽ làm giảm Dynamics của nhạc cụ thế nào, chúng ta sẽ cần phải biết:

Khi nào nó bắt đầu nén?

Nó nén bao nhiêu?

Threshold xác định ngưỡng mà Compressor bắt đầu hoạt động nén. Tại đây, bạn cần chỉnh độ to của âm thanh phải đạt đến mức nào đó trước khi Compressor hoạt động. Và Compressor sẽ không làm giảm tín hiệu âm thanh của bạn cho tới khi nó chạm tới ngưỡng Threshold mà bạn thiết lập.

Hãy tưởng tượng bạn có một Vocal ở mức -15dB nhưng đôi khi nó nhảy lên mức -10dB. Bạn có thể đã đặt mức Threshold ở mức -14dB, và như vậy bạn đã nén Compressor ở mức lớn hơn mức Vocal thực sự cần.

Ratio là thông số của Compressor cho bạn biết bạn muốn giảm bao nhiêu âm lượng cho âm thanh được nén. Ratio càng cao thì Compressor sẽ càng nén tín hiệu nhiều hơn.

Ví dụ bạn đặt Ratio ở mức 2:1. Nghĩa là đối với mỗi 2dB vượt qua Threshold, thì chỉ có 1dB được thông qua. Giả sử Threshold của bạn đặt ở mức -14dB và Ratio ở mức 2:1. Nó có nghĩa là âm thanh sẽ bị giảm đi 1dB nếu tín hiệu âm thanh đi qua Compressor đạt -12dB. Nếu âm thanh của bạn đạt mức -10dB (cao hơn Threshold 4dB), tín hiệu âm thanh sẽ bị giảm đi 2dB.

Tất cả những gì bạn cần nhớ đó là khi bạn giảm Threshold và tăng Ratio, tức là bạn đang nén âm thanh mạnh hơn.

Giờ đây khi những phần “ồn ào” nhất của âm thanh đã được kiểm soát, bạn có thể tăng âm lượng của âm thanh lên bằng cách tìm núm “Makeup Gain”. Điều này có nghĩa là phần âm thanh nhỏ nhất sẽ được tăng lên, còn phần âm thanh to nhất đã được kiểm soát bởi Compressor.

Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng muốn xử lý âm thanh bằng Compressor. Ví dụ như bản Mix của chúng ta đôi khi vượt qua 0dB. Điều này có thể gây ra tình trạng vỡ tiếng “clipping”, và chúng ta muốn ngăn các tín hiệu vượt qua 0dB. Đó là lúc chúng ta cần sử dụng tới Limiter.

Vậy Limiter là gì?

Tương tự như Compressor, Limiter cũng có ngưỡng Threshold. Những Threshold của Limiter hoạt động khác với Compressor. Limiter sẽ không để cho bất kỳ âm thanh nào vượt quá ngưỡng. Nếu bạn đặt Threshold của Limiter bằng 0, Limiter đó sẽ ngăn chặn âm thanh đó không được vượt quá 0dB.

Như vậy sự khác biệt giữa Limiter và Compressor chính là Ratio. Limiter có thể hiểu là một Compressor có Ratio là “rất rất lớn”.

Khi nào nên dùng Compressor?

Xét một cách tổng quan, bạn có thể sử dụng Compressor cho một nhạc cụ đơn lẻ hoặc một Group Bus.

Nếu Vocal của bạn đang bị dư Dynamic, bạn sẽ không muốn đặt Limiter trên đó. Ratio quá lớn của Limiter sẽ đè nén Vocal của bạn quá nhiều và làm nó trở nên mất tự nhiên. Với một Ratio thấp hơn của Compressor sẽ giúp Vocal đươc kiểm soát Dynamic tốt hơn mà không mất đi sự tự nhiên của mình. Tùy thuộc vào phong cách khác nhau mà bạn có thể sử dụng Compressor hoặc thậm chí không cần sử dụng.

Ví dụ nếu thể loại nhạc gắt gỏng và mạnh mẽ thì nên được sử dụng nhiều Compressor. Ngược lại nếu thể loại nhạc cần tới nhiều Dynamic thì sẽ cần ít Compressor hơn. Ví dụ bạn đang Mixing một bản nhạc Jazz hoặc một bản nhạc nhẹ cổ điển thì bạn có lẽ sẽ sử dụng ít Compressor hơn.

Vậy khi nào sử dụng Limiter?

Nói chung, Group Bus sẽ là nơi mà bạn có thể cần sử dụng Limiter một cách thường xuyên. Mục tiêu chính là tăng âm lượng tổng thể bản Mix của bạn mà không gây hiện tướng méo tiếng do Clipping.

Ví dụ nếu bạn đang Mixing, có thể bạn sẽ chưa cần phải sử dụng tới Limiter. Nhưng nếu bạn đang Mastering, bạn sẽ cần phải sử dụng tới Limiter.

Tổng kết

Như vậy bạn đã hiểu sự khác nhau giữa Compressor và Limiter. Limiter làm giảm âm lượng của âm thanh bạn nhiều hơn vì chúng có Ratio cao hơn nhiều. Nếu bạn cần một điều chỉnh nhỏ để âm thanh trở nên hoàn thiện hơn, bạn sẽ cần tới Compressor. Nếu bạn muốn kiểm soát hoàn toàn, bạn sẽ cần tới Limiter. Cám ơn bạn đã đọc bài viết này, rất hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Xin chào và hẹn gặp lại.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận

Hiển Sàn

About Author

Mình là Đàm Vinh Hiển. Mình là một Producer tự do. Mình từng hợp tác và làm nhạc cho một số nghệ sĩ như ca sĩ Thu Thuỷ, rapper Robber, Winno (Hustlang), nhạc sĩ Phương Duy Anh (sáng tác ca khúc Giả vờ yêu) … Mình cũng từng được duyệt và phát hành một số bản Remix trên các nền tảng như Dzus Records, Hoa hồng dại, Nhaccuatui … Hiện mình cũng đang hợp tác với Song Đạt Media để tuyển dụng các Music Producer làm nhạc và tìm mua các bài nhạc chất lượng để phát hành. Hy vọng với kinh nghiệm của mình có thể giúp đỡ các bạn làm nhạc hay hơn nữa với FL Studio.

Bài viết liên quan

Mixing cơ bản

Giới thiệu âm Mid, âm Treble

Mặc dù âm bass có vai trò quan trọng trong chất lượng âm thanh nhưng chỉ có mình nó thì
Mixing cơ bản

EQ là gì?

EQ trong âm nhạc hiểu đơn giản là thiết bị giúp thay đổi âm sắc của âm thanh, bằng cách
Chat hỗ trợ
Chat ngay