Nhạc lý cơ bản

Không lo bay Tone với phương pháp này

Dù đã làm nhạc một thời gian nhưng vẫn có nhiều bạn gặp rắc rối trong việc xác định được Tone bài, dẫn đến làm nhạc bị bay tone. Ở trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phương pháp triệt để giúp bạn có thể xác định được tone của bài một cách chắc chắn nhất.

Cần nắm bắt kiến thức chung về nhạc lý

Về cơ bản, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên có kiến thức nền tảng cơ bản về nhạc lý. Có rất nhiều các khóa học nhạc lý miễn phí và dễ hiểu. Bạn có thể tham khảo khóa học nhạc lý miễn phí mà HocFLStudio.com

Khoá học: Học nhạc lý siêu cơ bản với FL Studio

Đây là khóa học sẽ giúp bạn nắm được những khái niệm cơ bản như âm giai, hợp âm, tempo … từ đó giúp bạn có nền tảng tốt để làm nhạc, hạn chế việc làm nhạc bị sai nhạc lý cũng như cải thiện hơn về khả năng cảm âm của bạn.

Xác định Tone của bài dành cho người cảm âm kém

Bạn cần hiểu rằng, đối với những người mới học làm nhạc, khả năng cảm âm còn yếu, do đó việc xác định âm giai của bạn nếu làm quá nhanh và vội vàng sẽ khiến cho bạn xác định sai lầm. Do cần nhận thức rằng tai nghe cảm âm còn yếu, nên bạn cần thực hiện nhiều cách khác nhau để xem đáp án tone mà bạn xác định có đúng đắn hay không. Điều này cũng giúp bạn giảm thiểu sai số khi xác định âm giai của bài, hạn chế tối đa khả năng bị bay tone khi làm nhạc.

Xác định tone thông qua các website như hopamchuan, tunebat …

Cách đầu tiên đó là bạn có thể truy cập các website như tunebat.com, songbpm.com, hopamchuan.com … để xác định được tone của bài nhạc bạn đang muốn tìm. Các website này có lợi ích đó là cho bạn ngay lập tức đáp án đó là gì. Tuy nhiên, bạn vẫn cần kiểm tra lại đáp án qua các phương pháp khác.

Việc tìm scale của bài thông qua các website này sẽ giúp bạn có được gợi ý đầu tiên về tone của bài nhạc bạn đang làm. Nhưng sẽ sai lầm nếu như ngay lập tức bạn bắt đầu làm nhạc dựa vào kết quả gợi ý ấy. Bởi vì các website này vẫn luôn ẩn chứa nhưng sai số khi xác định không chính xác, hoặc đáp án là âm giai song song của đáp án đúng. Đây cũng là một trong lý do lớn nhất khiến cho rất nhiều bạn xác định tone của bài thông qua các web này rồi mà làm nhạc vẫn bị bay tone.

Xác định vòng hợp âm thông qua website Chordlify

Phương pháp thứ hai để kiểm tra mà bạn cần sử dụng, đó là website Chordlify. Đây là website có khả năng xác định vòng hợp âm chính xác nhất hiện nay. Bạn sẽ copy link youtube bài nhạc cần làm và paste vào ô tìm kiếm, rồi đợi Chorlify xử lý. Bạn sẽ chỉ cần quan tâm đến vòng hợp âm mà Chordlify xác định chứ không nên tin vào tone (ở mục transpose) mà nó gợi ý.

Khi đã xác định được vòng hợp âm rồi, bạn sẽ quay ngược lại website hopamchuan.com để xem liêu có đúng là vòng hợp âm như chordlify đã xác định hay không. Nếu không phải, rất có thể đã có sự thay đổi về capo. Bạn sẽ tăng hoặc giảm tông để kiểm tra xem vòng hợp âm giống với Chordlify, và xem xem với vòng hợp âm ấy thì tone của nó sẽ là gì.

Xác định Tone của bài từ các hợp âm đã xác định

Trong một số ít trường hợp mà các vòng hợp âm của hopamchuan.com và Chordlify khác nhau, bạn cũng có thể dùng cách khác để tìm được tone của bài từ vòng hợp âm đã xác định. Bạn vào website http://musictheorysite.com/namethatkey/ và lựa chọn những hợp âm đã xác định được từ chordlify. Từ đây, website sẽ gợi ý cho bạn về tone của bài.

Tìm vòng hợp âm của bài nhạc chưa có trên Youtube

Các cách làm trên hoạt động rất hiệu quả đối với các bài nhạc đã có trên Youtube. Tuy nhiên, đối với một số bài nhạc quá mới chưa có trên youtube hay demo mà ca sĩ gửi, bạn có thể sẽ phải sử dụng cách khác để tìm vòng hợp âm của bài nhạc. Bạn có thể donwload phần mềm rất hữu dụng đó là Riffstation. Hoạt động tương tự như Chordlify, nhưng Riffstation hoạt động offline mà cũng giúp xác định vòng hợp âm của bài nhạc.

Từ vòng hợp âm đã được xác định, bạn có thể quay ngược lại các bước trên để xác định xem tone của bài nhạc là gì.

Kiểm tra tone của bài nhạc dựa theo Note cuối cùng của Vocal

Đây được coi là một trong những cách cuối cùng giúp bạn xác định chắc chắn tone của bài. Cách này cũng giúp loại trừ đi những trường hợp xác định nhầm âm giai song song của bài nhạc. Cách này cũng rất hiệu quả giúp bạn xác định được đúng tone của bài, từ đó soạn Drop theo dạng vinahouse (chỉ bám vào note gốc) một cách chính xác. Ví dụ như với những website như hopamchuan hay tunebat xác định bài nhạc của bạn có tone là C, nhưng rất có thể đáp án chính xác lại là âm giai song song của nó là Am, thì khi soạn Drop dạng vinahouse hay houselak, bạn sẽ cần bám vào note gốc là A chứ không phải là C. Đây sẽ là phương pháp giúp bạn xác định đâu là note gốc mà bạn cần tìm.

Phương pháp này hoạt động như sau. Bạn đưa Vocal Accapella được tách sạch vào Playlist FL Studio. Sau đó chuột trái vào góc bên trái của Vocal, chọn Pitch Correct Sample.

Bạn kéo xuống câu hát cuối cùng, và xác định xem nó sẽ rơi vào note nào. Thông thường đây sẽ là note gốc mà bạn cần tìm.

Lưu ý quan trọng

Các phương pháp ở trên thông thường sẽ rất hiệu quả để giúp bạn xác định và kiểm tra đúng tone của bài nhạc, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng không nên áp dụng quá máy móc mà bỏ qua đi khả năng cảm âm. Nếu cảm thấy khi làm nhạc, đặc biệt ở phần soạn hợp âm, soạn drop … cảm thấy bay tone thì bạn nên dừng lại và kiểm tra thật kỹ lại nhé.

Tổng kết

Trên đây là các phương pháp giúp bạn xác định tone và kiểm tra xem có đúng là tone của bài mà bạn cần làm hay không. Hy vọng với phương pháp này, bạn sẽ hạn chế được việc làm nhạc bị bay tone nhé. Xin chào và hẹn gặp lại.

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận

Hiển Sàn

About Author

Mình là Đàm Vinh Hiển. Mình là một Producer tự do. Mình từng hợp tác và làm nhạc cho một số nghệ sĩ như ca sĩ Thu Thuỷ, rapper Robber, Winno (Hustlang), nhạc sĩ Phương Duy Anh (sáng tác ca khúc Giả vờ yêu) … Mình cũng từng được duyệt và phát hành một số bản Remix trên các nền tảng như Dzus Records, Hoa hồng dại, Nhaccuatui … Hiện mình cũng đang hợp tác với Song Đạt Media để tuyển dụng các Music Producer làm nhạc và tìm mua các bài nhạc chất lượng để phát hành. Hy vọng với kinh nghiệm của mình có thể giúp đỡ các bạn làm nhạc hay hơn nữa với FL Studio.

Bài viết liên quan

Nhạc lý cơ bản

Arpeggios là gì?

Trong quá trình làm nhạc, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp từ Arp. Vậy Arp là gì và ứng dụng
Nhạc lý cơ bản

Các loại giọng hát trong thanh nhạc cổ điển

Về cơ bản giọng hát trong thanh nhạc cổ điển chia làm 4 giọng chính: Bass, Tenor, Contralto và Soprano.
Chat hỗ trợ
Chat ngay