Nhạc lý cơ bản

Vòng tròn bậc 5 là gì?

Vòng tròn bậc 5 “Circle of Fifths” là chìa khóa vạn năng giúp bạn có thể mở rất nhiều cánh cửa sau này, trong phạm vi bài viết chúng ta sẽ nói về cách xác định giọng trưởng/ thứ nhờ vào tính logic rất cao của nó

Thường một bài nhạc sẽ có một hợp âm chủ, hợp âm chủ thì có hai loại là trưởng và thứ, tùy vào hợp âm chủ là gì mà sẽ có những hợp âm phụ khác nhau.
Hợp âm chủ là gì lại tùy thuộc thăng/giáng của bài nhạc 

Ví dụ khi bạn nhìn vào bài nhạc bên dưới

Chúng ta sẽ chơi hợp âm chủ nào? các hợp âm liên quan ra sao ….?

Vòng tròn bậc 5 “Circle of Fifths” là gì?

Bắt đầu từ 12h theo chiều quay kim đồng hồ chúng ta có

Vòng tròn bên ngoài là cho giọng trưởng: C, G, D ….

Vòng tròn bên trong cho giọng thứ: Am, Bm, F#m …

Tại sao gọi vòng tròn bậc 5 Circle of Fifths?

Bạn để ý thấy nếu đi theo chiều kim đồng hồ, mỗi gam trưởng trong “circle of fifths” cách nhau một quãng 5 (perfect fifth) theo công thức:

một một nửa một ( 1    1    1/2   1 )

từ Đô trưởng —-> Sol trưởng  ( C –> G )

C      D      E      F      G

C ->D: 1 cung

D ->E: 1 cung

E->F: 1/2 cung

F->G: 1 cung

———————————————————

 từ Rê trưởng —-> La trưởng  ( D –> A )

D      E      F#      G      A

D ->E: 1 cung

E ->F#: 1 cung

F#->G: 1/2 cung

G->A: 1 cung

—> rất phù hợp với công thức


Mỗi gam thứ (bên trong vòng tròn) trong “circle of fifths” cách nhau một quãng 5 (perfect fifth) theo công thức:

một nửa một một ( 1    1/2   1    1 )

từ La thứ —-> Mi thứ  ( Am –> Em )

A      B      C      D      E

A ->B: 1 cung

B ->C: 1/2 cung

C->D: 1 cung

D->E: 1 cung

từ Si thứ —-> Fa thăng thứ  ( Bm –> F#m )

B      C#      D      E      F#

B ->C#: 1 cung

C# ->D: 1/2 cung

D->E: 1 cung

E->F#: 1 cung

—> rất phù hợp với công thức

Mối quan hệ giữa trưởng/ thứ trong Vòng tròn bậc 5 “Circle of Fifths” là gì?

bạn thấy trong vòng tròn bậc 5 có sự liên hệ tương ứng Đô trưởng và La thứ (C – Am), Sol trưởng và Mi thứ (G – Em) …..

Ghi nhớ quy luật minor third (quãng 3 thứ): một cung + nửa cung

Am –> C

A    B    C

A ->B: 1 cung

B ->C: 1/2 cung

———————

Fm –> Ab

F    G    Ab

F ->G: 1 cung

G ->Ab: 1/2 cung

—> rất phù hợp với công thức

Còn gì hay nữa từ Circle of Fifths?

Nhìn vào circle of fifths bạn có thể nhận ra ngay tất cả các nốt thăng , nốt giáng của các giọng khác theo thứ tự từ trái qua phải như bên dưới, sẽ rất hữu ích khi các bạn học về cách xây dựng scale

C, Am : không thăng, không giáng

Nốt thăng(#): cũng theo quy tắc perfect fifth ( nốt thăng sau cách nốt thăng trước một quãng 5)

F        G        A        B        C ( 1    1    1    1/2)

G, Em: 1 nốt F#

D, Bm: 2 nốt F# và C#

A, F#m: 3 nốt F# và C# và G#

………

Nốt giáng(b): theo quy tắc perfect fourth ( nốt giáng sau cách nốt giáng trước một quãng 4)

B        C        D        E( 1/2    1    1 )

F, Dm: 1 nốt Bb

Bb, Gm: 2 nốt Bb và Eb

Eb, Cm: 3 nốt Bb và Eb và Ab

…………..

Sau các phần “lý thuyết” khá phức tạp, chúng ta trở lại với câu hỏi đầu tiên: Làm sao biết xác định giọng của bài hát khi bạn có bảng nhạc trong tay? Hợp âm chủ? Không thăng,  không giáng: C hoặc Am 

Có nốt thăng: lấy nốt cuối cùng + 1 cung —-> hợp âm chủ TRƯỞNG. Lấy nốt cuối cùng – 1/2 cung —> hợp âm chủ THỨ

Ví dụ cho trường hợp sau

3 nốt thăng F, C, G  —-> Nốt thăng cuối cùng là G

G + 1 cung   = A

G -1/2cung = F#

Vậy trong trường hợp này hợp âm chủ trưởng là A, hợp âm chủ thứ là F#m

Có nốt giáng: lấy nốt giáng cuối + 1 cung 1/2 là hợp âm chủ THỨ. Lấy nốt giáng cuối + 3 cung(1    1/2   1   1/2)  là hợp âm chủ TRƯỞNG

Ví dụ cho trường hợp sau

4 nốt giáng B, E, A, D —-> nốt giáng cuối là D

nốt D  + 1 +1/2 cung = F

nốt D + 3 cung= Ab

Vậy trong trường hợp này hợp âm chủ trưởng là Ab, hợp âm chủ thứ là Fm

Nguồn: http://hocdanghita.net/

Đánh giá bài viết
Bình luận

Hiển Sàn

About Author

Mình là Đàm Vinh Hiển. Mình là một Producer tự do. Mình từng hợp tác và làm nhạc cho một số nghệ sĩ như ca sĩ Thu Thuỷ, rapper Robber, Winno (Hustlang), nhạc sĩ Phương Duy Anh (sáng tác ca khúc Giả vờ yêu) … Mình cũng từng được duyệt và phát hành một số bản Remix trên các nền tảng như Dzus Records, Hoa hồng dại, Nhaccuatui … Hiện mình cũng đang hợp tác với Song Đạt Media để tuyển dụng các Music Producer làm nhạc và tìm mua các bài nhạc chất lượng để phát hành. Hy vọng với kinh nghiệm của mình có thể giúp đỡ các bạn làm nhạc hay hơn nữa với FL Studio.

Bài viết liên quan

Nhạc lý cơ bản

Arpeggios là gì?

Trong quá trình làm nhạc, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp từ Arp. Vậy Arp là gì và ứng dụng
Nhạc lý cơ bản

Các loại giọng hát trong thanh nhạc cổ điển

Về cơ bản giọng hát trong thanh nhạc cổ điển chia làm 4 giọng chính: Bass, Tenor, Contralto và Soprano.
Chat hỗ trợ
Chat ngay