Mixing cơ bản

Tìm hiểu về ADSR trong sản xuất âm nhạc

Chắc chắn trong quá trình làm nhạc, bạn đã từng thấy hoặc nghe qua về thuật ngữ ADSR. Vậy ADSR là gì? Và ứng dụng của ADSR trong sản xuất âm nhạc là gì? Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

ADSR là gì?

ADSR là viết tắt của Attack, Decay, Sustain và Release. Đây là bốn cài đặt khác nhau giúp bạn thay đổi độ dài của âm thanh. Các cài đặt này có thể là một phần của bất kỳ âm thanh nào. Ví dụ với một âm thanh là tiếng Guitar đang “quạt chả” thì ADSR là cách đo thời gian mà hợp âm ấy cần để đạt được âm lượng tối đa và thời gian nó cần để nó tắt dần đi. Bằng cách thay đổi từng cài đặt này (Attack, Decay, Sustain, Release), bạn sẽ quyết định được âm lượng của âm thanh và thời gian nó duy trì âm lượng ấy.

Attack

Tưởng tượng ADSR như một chiếc tàu lượn lên dốc. Băt đầu lên tới đỉnh dốc, sau đó rơi xuống và về ga. Attack chính là thời gian mà chiếc tàu lượn cần để lên tới đỉnh đầu tiên.

Một chiếc tàu lượn với tốc độ rất nhanh có thể đưa bạn tới đỉnh ngay lập tức, trong khi một chiếc tàu lượn với tốc độ chậm sẽ đưa bạn lên đỉnh một cách từ từ. Tương tự như vậy, âm thanh cũng cũng mất thời gian để đạt tới mức âm lượng tối đa.

Âm thanh với Attack ngắn thì âm thanh sẽ được nghe gần như ngay lập tức. Âm thanh khác với Attack dài thì âm thanh sẽ dần dần mới to dần lên. Như vậy có thể hiểu Attack chính là hiệu ứng Fade In trong âm thanh.

Decay

Khi tàu lượn đã lên tới đỉnh, nó sẽ bắt đầu lao xuống dốc.

Decay là thời gian để âm thanh cần để rơi từ đỉnh xuống. Nói cách khác, Decay là thời gian mà âm thanh cần để âm thanh từ âm lượng cao nhất xuống âm lượng duy trì (sustain).

  • Âm thanh có decay chậm sẽ mất một thời gian tương đối để âm thanh đạt âm lượng thứ cấp được thiết lập bởi Sustain.
  • Âm thanh có decay nhanh sẽ làm cho âm thanh từ âm lượng Attack xuống nhanh hơn về âm lượng duy trì (Sustain).

Sustain

Nếu như Decay  là thời gian cần để “chiếc tàu lượn” cần để xuống dưới đáy cầu lượn, thì Sustain chính là độ sâu của cầu lượn. Sustain chính là độ tĩnh của âm thanh sau khi Attack.

  • Nếu như một âm thanh có thể giữ âm lượng trong một thời gian dài, tức là nó có sustain cao.
  • Nếu nó trở nên yên tĩnh, tức là sustain thấp

Sustain và Decay thực sự liên quan đến nhau. Sustain quyết định mức độ to của âm thanh sau khi âm thanh ban đầu được tạo ra. Decay xác định thời gian cần để âm thanh đạt được âm lượng thứ cấp đó.

Release

Chiếc tàu bây giờ sẽ bắt đầu về ga, và tương tự âm thanh vẫn cần một thời gian nhất định để trở lại tĩnh lặng hoàn toàn. Đó là lúc Release xuất hiện. Release chính là khoảng thời gian mà âm thanh cần để hoàn toàn im lặng.

  • Một âm thanh có Release dài sẽ mất nhiều thời gian để hoàn toàn im lặng
  • Một âm thanh có Release nhanh sẽ chỉ cần ít thời gian để hoàn toàn im lặng.

ADSRs trong Synth

ADSR là một trong những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế âm thanh (design sound). Những cái đặt khác trong design sound đều rất quan trọng, tuy nhiên nó sẽ trở nên mớ hỗn độn nếu thiếu ADSR. Dưới đây là một số thông số ADSR cho các synth thông dụng

Nói chung, nếu bạn muốn âm thanh của mình nổi bật, bạn sẽ cho attack nhanh và release nhanh. Còn nếu bạn muốn âm thanh chìm về phía sau, bạn có thể cho attack chậm và release chậm.

Dùng ADSR để giúp âm thanh trở nên “sắc” hơn

Có một số VST có tên là “transient shaper”, hãy cùng dựa vào ADSR để hiểu hơn về hiệu ứng này.

Transient Shaper là một hiệu ứng hữu dụng giúp bạn đặt sound “quyện” vào bản Mix. Đa số các VST Transient Shaper sẽ có 2 núm vặn là Attack và Sustain. Bạn có thể tăng hoặc giảm 2 núm vặn này.

  • Attack giúp làm sắc âm thanh hơn bằng cách làm mờ đi hiệu ứng Fade in ban đầu. Tăng âm lượng Attack sẽ giúp sound trở nên mạnh mẽ hơn, punchy hơn. Giảm Attack sẽ giúp Sound trở nên nhẹ nhàng hơn.
  • Sustain thì ảnh hưởng đến phần đuôi của âm thanh. Giảm âm lượng Sustain sẽ giúp âm thanh trở nên ngắn hơn, chặt chẽ hơn. Tăng Sustain sẽ giúp đuôi của sound trở nên tự nhiên hơn, giúp sound cảm giác được rộng và thoáng hơn.

Dùng ADSR để giúp âm thanh trở nên “mạnh” hơn

Sẽ không dễ dàng để có thể giúp sound trở nên nổi bật hơn trong bản Mix. Ví dụ như với tiếng Kick  có thể trở nên quá nhỏ hoặc quá ồn ào. Công cụ Transient Shaper có thể giúp bạn khắc phục vấn đề này. Ở Transient Shaper, bằng việc tăng Attack sẽ giúp bạn làm nổi bật hơn Kick mà không cần phải tăng âm lượng toàn bộ sound này. Bạn có thể thử dùng các công cụ đo âm lượng khi thực hiện kỹ thuật này, sound Kick của bạn đã nghe cảm giác to hơn mặc dù âm lượng thực tế của nó đã giảm 1 – 2 db sau khi áp dụng hiệu ứng.

Thực ra không phải lúc nào bạn cũng cần tới hiệu ứng này. Nếu bạn muốn một sound Kick nghe trọn vẹn và đầy đủ, bạn sẽ không cần tới hiệu ứng này. Nhưng nếu bạn muốn nó trở nên nổi bật hơn mà không cần tăng âm lượng toàn bộ sound, thì cách làm này sẽ rất hữu ích.

Nhiều VST Transient Shaper có bộ lọc high pass. Thay vì loại bỏ đi dải tần thấp, bộ lọc này giúp hiệu ứng Transient Shaper chỉ tác động vào dải tần cao mà không ảnh hưởng đến phần low end.

Đưa âm thanh lùi sâu vào phía sau bản Mix

Ngược lại, việc giảm nút Attack sẽ giúp Sound trở nên xa bản Mix hơn. Nó có thể hữu dụng với một số nhạc cụ như guitar đệm, bass đệm … là những nhạc cụ mà bạn không muốn quá nổi bật trong bản Mix.

Bằng việc giảm nút Attack sẽ giúp sound của bạn chìm vào phía sau mà bạn không cần phải sử dụng Compressor quá nhiều.

Thêm âm lượng không gian của Sound

Có một cách giúp bạn tăng thêm tính đặc trưng cho Sound đó là làm tăng âm lượng nút Sustain. Điều này giúp âm thanh có cảm giác giống như bạn đang sử dụng một micro đặt xa hơn so với nhạc cụ. Bản chất là bạn không thêm các đặc điểm âm thanh của môi trường khác vào âm thanh của bạn (tương tự hiệu ứng reverb), mà bạn đang tăng âm lượng tiếng ồn từ phòng mà bạn đang thu âm sound của bạn đang sử dụng.

Khi sound bắt đầu tắt dần, thường sẽ có một số tiếng ồn tự nhiên từ nơi đang thu âm sound. Tăng âm lượng sustain sẽ giúp làm tăng âm lượng tiếng ồn đó.

Làm sạch tiếng ồn và giúp sound trở nên chặt chẽ hơn

Thực ra không phải lúc nào bạn cũng mong muốn có tiếng ồn ở cuối đuôi âm thanh. Thông thường thì chúng ta không muốn có tiếng ồn nào cả. Bằng cách giảm Sustain sẽ giúp làm giảm tiếng đuôi của âm thanh. Điều này tương tự như bạn thêm một Fade ngắn ở cuối mỗi đoạn âm thanh.

Kỹ thuật này có ích giúp bạn loại bỏ đi những tiếng ồn ở cuối sound và giúp sound trở nên chặt chẽ hơn.

Tổng kết

Như vậy với bài viết này, bạn đã hiểu hơn về ADSR và các ứng dụng của nó trong kỹ thuật Mixing giúp cân bằng bản Mix. Rất hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Xin chào và hẹn gặp lại.

Đánh giá bài viết
Bình luận

Hiển Sàn

About Author

Mình là Đàm Vinh Hiển. Mình là một Producer tự do. Mình từng hợp tác và làm nhạc cho một số nghệ sĩ như ca sĩ Thu Thuỷ, rapper Robber, Winno (Hustlang), nhạc sĩ Phương Duy Anh (sáng tác ca khúc Giả vờ yêu) … Mình cũng từng được duyệt và phát hành một số bản Remix trên các nền tảng như Dzus Records, Hoa hồng dại, Nhaccuatui … Hiện mình cũng đang hợp tác với Song Đạt Media để tuyển dụng các Music Producer làm nhạc và tìm mua các bài nhạc chất lượng để phát hành. Hy vọng với kinh nghiệm của mình có thể giúp đỡ các bạn làm nhạc hay hơn nữa với FL Studio.

Bài viết liên quan

Mixing cơ bản

Giới thiệu âm Mid, âm Treble

Mặc dù âm bass có vai trò quan trọng trong chất lượng âm thanh nhưng chỉ có mình nó thì
Mixing cơ bản

EQ là gì?

EQ trong âm nhạc hiểu đơn giản là thiết bị giúp thay đổi âm sắc của âm thanh, bằng cách
Chat hỗ trợ
Chat ngay