Mixing cơ bản

Những lỗi sai khi Mixing mà các bạn mới làm nhạc nên tránh

Mixing là một công đoạn khó trong làm nhạc, đòi hỏi người producer cần có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức để có thể Mixing thật hợp lý, sạch sẽ. Bài viết này nêu lên những lỗi sai rất cơ bản mà nhiều người mới tập làm nhạc thường mắc phải, hãy cùng HocFLStudio.com khám phá nhé.

Hiểu lầm giữa “hay” và “to”

Lỗi sai nhiều người mới tập làm nhạc gặp nhất khi Mixing, đó là cân bằng âm lượng, hay còn gọi là Gain Stage. Khi mới làm nhạc, chúng ta thường vặn một âm thanh quá to, thường sẽ là âm Bass hay Melody hay Vocal, và hiểu lầm rằng bài nhạc đã hay lên nhiều. Tuy nhiên, chúng ta đã bị tai của chúng ta đánh lừa, thực tế là chúng ta chỉ đang vặn volume của phần ý quá to, tới mức nó đè và xung đột với những thành phần khác của bài nhạc. Một trong những nhận xét của các bạn mới làm nhạc sẽ nhận được ban đầu, thường sẽ chỉ xoay quanh vấn đề về cân bằng âm lượng này. Đây cũng là một khâu rất quan trọng và thường được làm đầu tiên khi Mixing.

Vậy giải pháp đưa ra là thế nào? Sẽ có những giải pháp chủ quan cũng như khách quan. Về phía khách quan, có thể là do bạn đang sử dụng một chiếc tai nghe không tốt, khiến bạn không nghe rõ để có thể cân bằng âm lượng đúng. Nếu muốn sản phẩm âm nhạc tốt hơn, bạn sẽ cần mua một chiếc tai kiểm âm tốt. Về phần chủ quan, bạn sẽ cần phải nâng cao hơn khả năng nghe nhạc của mình, tập nghe rõ ràng các phần và phân tích một bài nhạc. Yếu tố chủ quan này hoàn toàn có thể cải thiện được theo thời gian. Để tốt hơn nữa, bạn cũng cần học về cách cân bằng âm lượng, HocFLStudio.com sẽ có những bài giúp bạn phần này.

Không cắt tần số thừa

Không cắt các tần số thừa cũng là một nguyên nhân khiến bài nhạc của bạn sau khi Mixing nhưng vẫn không được “sạch”. Cụ thể là bạn sẽ cần phải xem xem là âm thanh bạn đang Mixing tập trung ở những dải tần số nào, và đâu là tần số không cần thiết. Có thể là trên hình biểu diễn EQ, sóng âm thanh ở những phần thừa ấy là rất nhỏ, nhưng nếu có nhiều âm thanh thừa ấy cùng lúc, nó sẽ tạo thành tiếng ồn khó chịu. Cắt các tần số thừa cũng là một công đoạn cơ bản mà mọi Producer đều thường làm khi Mixing.

Làm y hệt như hướng dẫn

Đây là một lỗi mà rất nhiều bạn “chăm chỉ” mắc phải khi Mixing. Đấy là khi chúng ta đã xem rất nhiều Tutorial trên mạng rồi, và chúng ta ghi chép rất cẩn thận. Đến lúc làm, chúng ta mở ghi chép ra và làm y hệt như hướng dẫn đã làm. Bạn cần hiểu là mỗi âm thanh lại có một sắc thái riêng, vì thế, về chi tiết, sẽ không có công thức nhất định nào cho Mixing từng loại một. Hơn nữa, việc Mixing còn phụ thuộc cả vào thể loại nhạc mà bạn đang làm, hay mục đích của Producer khi làm bài ấy. Vì thế, việc học các kiến thức là rất tốt, nhưng bạn cần chọn lọc để khi thực hành có những quyết định đúng đắn, tránh làm hỏng bài nhạc. Việc làm y hệt như hướng dẫn máy móc này cũng phản ánh một nguyên nhân, đấy là khả năng nghe và phân tích nhạc của bạn chưa đủ tốt, dẫn tới việc bạn làm máy móc mà không cảm thấy bài nhạc đang bị kém hay đi nhiều. Vì thế, hãy bắt đầu từ những công đoạn Mixing cơ bản nhất, tập luyện nhuần nhuyễn để ngày càng tiến bộ lên.

Nghĩ là cho càng nhiều plugin vào là càng hay

Đây cũng là một lỗi mà nhiều bạn mắc phải. Chúng ta ban đầu thường quá thần thánh hoá các plugin Mixing mà chúng ta dùng. Vì thế, bất kỳ sound nào, chúng ta cũng sẽ cho rất nhiều các plugin vào để Mixing thật kỹ. Trên thực tế, điều này là không cần thiết, mà còn làm máy của bạn load chậm đi. Điều quan trọng là bạn cần biết mục đích bạn đang làm là gì. Bạn cần Mixing nó hợp lý chứ không nên làm quá đà. Giống như việc nấu món ăn, cho quá nhiều gia vị chưa chắc làm cho món ăn của bạn ngon. Hơn nữa, bạn cần ý thức được rằng, bản thân sound bạn chọn đã phải hay rồi, thì việc Mixing sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Tránh việc sound bạn chọn chưa hay, và Mixing hết sức để nó hay lên. Trong trường hợp ấy, bạn có thể chỉ cần đổi sound khác là được. Cho nhiều plugin vào sẽ trở nên hiệu quả, nếu thực sự bạn biết chính xác vai trò của các plugin ấy và mục đích bạn đang làm.

Không để ý hiệu ứng có sẵn của VST

Một điều mà chúng ta cũng ít khi để ý, đấy là trong các Synth thường có sẵn các hiệu ứng như Compressor, Reverb, Delay … Ví dụ như với VSt Synth Serum, bạn sẽ thấy trong mục FX sẽ thường có các hiệu ứng đi kèm của Synth

Hay trong Nexus 3 cũng thường bật sẵn các hiệu ứng là Delay và Reverb

Nếu bạn không để ý, tai nghe cũng chưa đủ tốt để nhận ra, rất có thể bạn lại cho thêm các hiệu ứng thừa khác vào khi Mixing. Nếu muốn bạn có thể tắt các hiệu ứng có sẵn này đi, hoặc ở Mixer bạn không cần cho thêm vào nữa. Ví dụ như bạn cho thêm một cái Delay nữa vào rất có thể sẽ loạn với Delay có sẵn của VST. Hay như một số trường hợp, chúng ta dùng Serum để tạo một tiếng Bass, chúng ta lại tiếp tục Compressor quá chặt ở Mixer, khiến cho Bass mất dynamic và khiến bài nhạc bị xịt. Do đó, hãy luôn chú ý tới các hiệu ứng có sẵn đi kèm nhé.

Tổng kết

Trên đây là những lỗi sai cơ bản mà nhiều bạn mới làm nhạc bị mắc phải. Mặc dù vậy, đây đều là những lỗi mà chỉ cần để ý và có kiến thức một chút là bạn có thể khắc phục được. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn, giúp bạn làm nhạc hay hơn nhé. Xin chào và hẹn gặp lại!!!

5/5 - (123 bình chọn)
Bình luận

Hiển Sàn

About Author

Mình là Đàm Vinh Hiển. Mình là một Producer tự do. Mình từng hợp tác và làm nhạc cho một số nghệ sĩ như ca sĩ Thu Thuỷ, rapper Robber, Winno (Hustlang), nhạc sĩ Phương Duy Anh (sáng tác ca khúc Giả vờ yêu) … Mình cũng từng được duyệt và phát hành một số bản Remix trên các nền tảng như Dzus Records, Hoa hồng dại, Nhaccuatui … Hiện mình cũng đang hợp tác với Song Đạt Media để tuyển dụng các Music Producer làm nhạc và tìm mua các bài nhạc chất lượng để phát hành. Hy vọng với kinh nghiệm của mình có thể giúp đỡ các bạn làm nhạc hay hơn nữa với FL Studio.

Bài viết liên quan

Mixing cơ bản

Giới thiệu âm Mid, âm Treble

Mặc dù âm bass có vai trò quan trọng trong chất lượng âm thanh nhưng chỉ có mình nó thì
Mixing cơ bản

EQ là gì?

EQ trong âm nhạc hiểu đơn giản là thiết bị giúp thay đổi âm sắc của âm thanh, bằng cách
Chat hỗ trợ
Chat ngay