Học FL Studio

Kinh nghiệm lựa chọn tai nghe kiểm âm giá rẻ dành cho người mới

Lựa chọn tai nghe kiểm âm phù hợp là một nhu cầu thiết yếu đối với các Producer sản xuất âm nhạc. Đối với những bạn mới, sẽ có những bối rối nhất định trong việc lựa chọn tai nghe kiểm âm. Ở bài viết này, HocFLStudio.com sẽ gợi ý cho các bạn kinh nghiệm lựa chọn tai nghe kiểm âm dành cho người mới, đặc biệt gợi ý các mẫu tai nghe giá rẻ mà chất lượng vẫn rất tốt.

Lưu ý: Bài viết này được tham khảo nhiều nguồn từ nhiều Producer nổi tiếng, nhưng đó vẫn chỉ là những nhận định mang tính cá nhân, các bạn cần tham khảo thêm nhiều nguồn nữa trước khi ra quyết định.

Biết cách phân loại tai nghe kiểm âm

Thông thường, tai nghe kiểm âm sẽ được phân thành 3 loại: Closed – back, Semi – open và Open – back. Tạm dịch là tai nghe đóng, mở một nửa và tai nghe mở. Với mỗi loại tai nghe kiểm âm sẽ có những chức năng, điểm mạnh, điểm yếu riêng.

Tai nghe kiểm âm Closed – back

Tai nghe đóng là tai nghe có thiết kế kín giúp cách âm ở bên ngoài với Producer khi làm việc. Nói một cách dễ hiểu, là khi bạn đeo tai kiểm âm đóng thì bạn sẽ hoàn toàn được yên tĩnh để làm việc với âm nhạc của mình và không bị làm phiền với tiếng động bên ngoài, ngược lại những người xung quanh cũng không nghe được âm nhạc mà bạn đang làm việc. Tai nghe closed – back thường có thiết kế là một chiếc vòm nhựa kín tiếp xúc với tai của bạn bằng một lớp xốp bọc nhung hoặc giả da. Closed – Back rất phù hợp cho mục đích làm tai nghe thu âm.

Các tai nghe kiểm âm đóng thường sẽ có công nghệ “noise – cancelling” (công nghệ chống ồn) giúp cách âm với âm thanh bên ngoài. Ngoài ra, với thiết kế đặc biệt cũng giúp cho tai kiểm âm đóng có thể loại bỏ 10 db tiếng ồn giúp bạn giống như một người “điếc” với mọi người xung quanh. Cũng bởi những ưu điểm này nên tai kiểm âm đóng sẽ rất phù hợp để thu âm. Ngoài ra, tai kiểm âm closed – back cũng nghe được những chi tiết tốt hơn tai nghe open – back. Nếu so sánh với một tai kiểm âm open cùng loại cùng phân khúc giá, thì tai kiểm âm đóng thường sẽ rẻ hơn so với tai open cùng loại.

Mặc dù vậy. tai kiểm âm đóng cũng có những khuyết điểm nhất định. Thông thường các cửa hàng sẽ không nói quá rõ về những khuyết điểm này nếu như bạn không tìm hiểu, dẫn đến bạn mua phải tai nghe không hợp với mục đích sử dụng của bạn. Điểm bất lợi đầu tiên khi sử dụng tai kiểm âm đóng, đó là bạn đeo lâu sẽ bị mỏi tai. Thiết kế kín của tai kiểm đóng giúp bạn cách âm hoàn toàn với bên ngoài, nhưng nó cũng tạo một lực ép lớn lên tai nên đeo lâu sẽ khiến bạn bị đau tai. Cũng bởi thiết kế đóng nên khi nghe qua tai kiểm đóng, dải tần Bass thường bị nổi trội hơn các dải tần khác. Âm trường (stereo image) của tai đóng cũng hẹp hơn so với tai mở. Ngoài ra, tai kiểm âm đóng cũng mô phỏng một không gian kín quá lý tưởng, nên phần không gian của tai kiểm âm đóng sẽ không được thực tế so với nghe qua tai kiểm mở hoặc qua loa kiểm âm. Do đó, tai nghe Closed – Back cũng có thể sử dụng để Mixing nhưng không thực sự thoải mái.

Tai nghe kiểm âm Open – back

Ngược lại với tai kiểm đóng, tai kiểm mở có thiết kế thoáng hơn với những khe hở trên phần nắp của củ tai giúp cho không khí lọt vào qua các khe hở này. Cũng bởi thiết kế này, tai kiểm mở cũng có âm trường rộng nhất và dải tần treble cũng đẹp nhất trong ba loại. Nếu như tai kiểm đóng tạo ra trải nghiệm âm nhạc được phát ra ở trong đầu bạn, thì tai kiểm âm mở tạo ra cảm giác âm nhạc ở xung quanh bạn. Ngoài ra, tai kiểm Open – back cũng thích hợp để Mixing hơn vì đeo lâu sẽ không bị mỏi và trải nghiệm âm thanh sẽ tốt hơn so với tai nghe kiểm âm closed – back.

Tai nghe mở có rất nhiều phân khúc và giá, những tai nghe mở có giá cao hơn thường có độ chi tiết về Low End và High End tốt hơn nhiều. Tai nghe Open – Back rất phù hợp để Mixing, Mastering.

Tuy nhiên, tai nghe mở cũng có một số khuyết điểm bạn cần lưu ý. Thông thường, phần chi tiết của tai mở sẽ không rõ ràng được như tai kiểm đóng. Âm lượng cũng nhỏ hơn và dải tần Bass cũng sẽ yếu hơn so với tai kiểm đóng. Điểm yếu lớn nhất của tai kiểm open – back chính là phần cách âm là cực kém. Tai kiểm mở sẽ không phải lựa chọn tốt cho việc thu âm của bạn.

Tai nghe kiểm âm Semi – Open

Tai nghe mở một phần sẽ là sự kết hợp những đặc điểm trung tính của tai kiểm đóng và mở. Bạn sẽ không bị ép tai quá nhiều, làm nhạc lâu sẽ không quá mỏi tai và âm thanh lọt ra cũng không quá nhiều. Dải tần cân bằng, âm trường vừa đủ và chi tiết cũng vừa phải. Giá của tai kiểm âm Semi – Open cũng rẻ hơn so với tai kiểm Open và đắt hơn một chút so với tai kiểm Close – back. Tuy nhiên, tai kiểm mở một phần này lại có ít lựa chọn hơn so với hai loại trên.

Semi – Open thường không thích hợp để thu âm Vocal mà nó sẽ thích hợp hơn đẻ thu âm nhạc cụ. Nếu để dùng Mixing thì Semi – Open sẽ có âm thanh cân bằng hơn so với tai nghe đóng.

So sánh 3 loại tai kiểm âm

Dưới đây là bảng so sánh của 3 loại tai kiểm âm giúp cho bạn lựa chọn một cách dễ dàng hơn

Tai kiểm Closed – back

Tai kiểm Open – back

Cách âm

Tốt

Không tốt

Thu âm

Phù hợp

Không phù hợp

Mỏi tai

Đỡ hơn

Chi tiết

Tốt hơn

Không chi tiết bằng

Âm trường

Hẹp

Rộng

Trải nghiệm âm thanh

Không tốt bằng

Tốt hơn

Giá Rẻ hơn

Đắt hơn

Trở kháng tai nghe

Ngoài những tìm hiểu về loại tai nghe kiểm âm mà bạn vừa biết ở trên, bạn sẽ cần tìm hiểu về trở kháng tai nghe. Trở kháng tai nghe được ký hiệu với giá trị là ohm. Với tai nghe có số ohm thấp (tầm 32 ohm), bạn có thể kết nối trực tiếp tai kiểm âm vào máy tính hoặc laptop di động luôn để bắt đầu làm việc. Với các tai nghe có số ohm cao hơn (ví dụ 250 ohm) bạn sẽ cần kết nối soundcard để có thể sử dụng được tai nghe ấy, giúp bạn nghe rõ được dải tần, dynamic range. Nói một cách dễ hiểu, độ trở kháng càng cao thì điện áp nguồn chúng cần càng cao.

Với tai nghe trở kháng thấp thường sẽ có chất lượng kém hơn, không thể tạo được âm thanh chính xác so với tai nghe trở kháng cao. Và tai nghe trở kháng cao thì lại cần có thiết bị chuyên dụng để sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng một tai kiểm âm 32 ohm, mà là một tai kiểm âm tốt, thì nó vẫn đáp ứng đủ yêu cầu cơ bản của một tai nghe thương mại hiện nay.

Giới thiệu một số mẫu tai nghe kiểm âm giá rẻ

Nếu bạn đang là sinh viên hoặc chưa có nhiều kinh phí để đầu tư, chúng tôi có thể giới thiệu cho bạn một số tai kiểm âm giá rẻ phù hợp.

Tai nghe kiểm âm ATH – M30x

Đây là chiếc tai nghe của hãng tai nghe nổi tiếng Audio Technica nổi tiếng có giá khoảng 2.000.000đ. Tai nghe ATH – M30x được trang bị trình điều khiển động 40mm, nam châm neodymium, cuộn dây voice coil bằng nhôm bọc đồng để hoạt động tốt nhất trong dải tần đáp ứng từ 15-20.000 Hz. Với trở kháng 47 Ohms và độ nhạy 47 dB, chiếc tai nghe này có thể kéo tốt bởi điện thoại di động, máy tính bảng, máy nghe nhạc,.. mà không cần phải trang bị thêm ampli hỗ trợ.

  • Closed – back
  • Trở kháng: 47 ohm
  • Trọng lượng: 220 gram

Link mua: https://shope.ee/8f3i8Dpidk

Tai nghe kiểm âm Akg k92

Tai nghe K92 của hãng AKG có giá khoảng 1.700.000đ cũng là một lựa chọn tốt cho các bạn producer muốn sở hữu chiếc nghe kiểm âm tốt mà giá rẻ.

  • Closed – back
  • Trở kháng: 32 ohm
  • Trọng lượng: 200 gram

Link sản phẩm: https://shope.ee/4VE9AkrvzZ

Tai nghe kiểm âm Sennheiser HD200 Pro

Tương tự như hai mẫu tai kiểm âm giá rẻ ở trên, Sennheiser HD200 Pro có giá khoảng 2.200.000đ.

  • Closed – back
  • Trở kháng: 30 ohm
  • Trọng lượng: 184 gram

Lựa chọn Soundcard

Nếu bạn muốn sử dụng tai nghe chất lượng có độ trở kháng cao (ví dụ 250 ohm), bạn sẽ cần phải sắm thêm soundcard để đáp ứng được điện áp nguồn cao của chúng. Ngoài ra, khi có thêm soundcard, bạn cũng có thể kết nối được với Microphone, nhạc cụ, ví dụ khi bạn thu âm giọng hát của mình sẽ hạn chế được sự trễ tiếng. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số soundcard chất lượng với mức giá hợp lý để bạn tham khảo nhé

Scarlett 2i2

Scarlett 2i2 là một loại soundcard USB được sản xuất bởi hãng Focusrite, một trong những nhà sản xuất thiết bị âm thanh chuyên nghiệp hàng đầu thế giới. Card âm thanh này được thiết kế để cung cấp chất lượng âm thanh cao và chính xác, với 2 đầu vào micro và đầu vào instrument cho phép người dùng thu âm các nhạc cụ hoặc giọng hát một cách dễ dàng. Scarlett 2i2 cũng có các tính năng khác như điều chỉnh âm lượng, tần số và kết nối đầu ra tai nghe cho phép người dùng kiểm soát âm thanh và nghe lại bản thu của mình trực tiếp từ card âm thanh này. Soundcard Scarlett 2i2 được sử dụng phổ biến trong các phòng thu âm, cũng như được sử dụng để thu âm tại nhà.

Mức giá tham khảo: 4.700.000 đ

Link sản phẩm: https://shope.ee/5V6gMer35j

Arturia Mini Fuse 1

Arturia MiniFuse 1 là một sản phẩm âm thanh của hãng Arturia, được giới thiệu như một soundcard bên ngoài cho máy tính để bàn. MiniFuse 1 được thiết kế để cung cấp chất lượng âm thanh tốt nhất cho người dùng, với chất lượng âm thanh chuyên nghiệp và các tính năng hiệu chỉnh đầy đủ. Soundcard đơn giản này bao gồm giắc cắm tai nghe ở mặt trước, với điều khiển âm lượng độc lập và công tắc loa kiểm âm trực tiếp để theo dõi

Mức giá tham khảo: 2.650.000 đ

Link sản phẩm: https://shope.ee/4pqzZU16bx

Tai nghe Iphone 3.5

Nếu như không có điều kiện, bạn có thể lựa chọn chiếc tai nghe Iphone 3.5 để làm nhạc. Đây là sự lựa chọn có thể tạm chấp nhận được khi mới bắt đầu làm nhạc, trước khi bạn có điều kiện để mua được những chiếc tai nghe kiểm âm đầu tiên cho mình.

Mức giá tham khảo: 550.000đ

Tổng kết

Trên đây là những gợi ý và những kiến thức cơ bản, giúp bạn lựa chọn tai nghe kiểm âm được tốt hơn và dễ dàng hơn. Tất nhiên là càng nâng cấp hơn, bạn sẽ càng có nhiều lựa chọn tốt hơn, bạn cũng có thể sẽ cần sắm thêm soundcard và cả loa kiểm âm nữa (hay thậm chí là làm lại phòng studio của bạn). Chúng tôi rất hy vọng với những gợi ý này, những bạn mới có thể lựa chọn được thiết bị làm nhạc phù hợp hơn cho công việc của mình.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận

Hiển Sàn

About Author

Mình là Đàm Vinh Hiển. Mình là một Producer tự do. Mình từng hợp tác và làm nhạc cho một số nghệ sĩ như ca sĩ Thu Thuỷ, rapper Robber, Winno (Hustlang), nhạc sĩ Phương Duy Anh (sáng tác ca khúc Giả vờ yêu) … Mình cũng từng được duyệt và phát hành một số bản Remix trên các nền tảng như Dzus Records, Hoa hồng dại, Nhaccuatui … Hiện mình cũng đang hợp tác với Song Đạt Media để tuyển dụng các Music Producer làm nhạc và tìm mua các bài nhạc chất lượng để phát hành. Hy vọng với kinh nghiệm của mình có thể giúp đỡ các bạn làm nhạc hay hơn nữa với FL Studio.

Bài viết liên quan

Học FL Studio

Tổng hợp các phím tắt trong FL Studio 20

Xin chào các bạn, FL Studio 20 là một công cụ tuyệt vời giúp bạn làm nhạc. Hôm nay, chúng
Học FL Studio

Cấu tạo và cách soạn Drum cơ bản trong FL Studio

Drum là yếu tố không thể thiếu trong việc làm nhạc. Nhưng những bạn mới học làm nhạc, không phải
Chat hỗ trợ
Chat ngay