Ebook

Hướng dẫn Mixing cơ bản | Tài liệu lược dịch từ LANDR

Mixing bài nhạc là quá trình thu các Track lại và trộn chúng lại với nhau một cách hợp lý. Các track này sẽ được trộn bởi các quy trình khác nhau như EQ, Compressor và Reverb.

Mục đích của việc Mixing là đem lại sự hiệu quả cao nhất cho bài nhạc bằng cách điều chỉnh cân bằng âm lượng, pan và hiệu ứng như chorus, reverb, delay. Mixing sẽ được hoàn thành trước, sau đó sẽ là Mastering. Bạn có thể bắt đầu với những hướng dẫn này và kết hợp chúng để bắt đầu Mixing với bài nhạc cụ thể của bạn.

Bắt đầu thôi!

Kiểm soát thẩm mỹ nghệ thuật và sự sáng tạo của bạn sẽ giúp âm nhạc của bạn lên một tầm cao mới”

Chuẩn bị trước khi Mixing

Lựa chọn phần mềm Mixing

Có rất nhiều các DAW khác nhau cho  bạn lựa chọn, lựa chọn DAW nào tốt nhất hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Dù là DAW nào đi nữa thì bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về phần mềm. Bạn sẽ cần tìm hiểu sâu để sử dụng nó một cách sâu sắc và kỹ càng. Đừng ngộ nhận về DAW mà bạn đang sử dụng, hãy trung thực và bạn sẽ gặt hái được những thành quả.

Tác giả sử dụng Pro Tools nhưng những nguyên tắc Mixing sẽ đều giống nhau cho dù bạn sử dụng DAW nào đi nữa.

Đặt tên cho Track

Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng hãy tin tôi. Sau ba tháng, bạn sẽ không thể nhớ được đây là nhạc cụ gì với Track tên là “Audio Track 48”. Nếu bạn ghi là “Lead Guitar”  thì bạn có thể nhớ ngay ra được. Việc đặt tên cẩu thả sẽ làm bạn mất nhiều thời gian vô ích khi Mixing.

Tô màu cho các Track group

Bạn hãy set màu cho các Track của bạn khi cần thiết. Ví dụ bạn có thể cho group Drum của bạn màu vàng, Vocal Track màu xanh lam và các Track guitar có màu xanh lá cây. Điều này sẽ trợ giúp cho các công đoạn như bussing hay layer track. Dành hai phút để tô màu, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm sau này.

Quy trình Mixing cơ bản

Vậy quy trình Mixing cơ bản là gì? Như mọi công đoạn hay quy trình khác, đặc biệt là với nghệ thuật âm nhạc, mỗi người đều có ý kiến cá nhân riêng. Đúng hoặc sai không ai biết được. Nhưng có một số phần cơ bản trong Mixing mà mọi người nên làm theo

Mixing trước khi bắt đầu Mixing

Dù bạn tin hay không, nhưng bạn nên Mixing trước khi thực sự bắt đầu Mixing.

Tại sao vậy? Để tôi giải thích nhé. Những yếu tố chính mà bạn đang tìm kiếm trong bản nhạc của bạn là gì? Bạn đang muốn tạo ra một không gian như thế nào?  Nhẹ nhàng hay mạnh mẽ? Ngay gần hay xa xôi? Những đặc điểm này sẽ là những âm thanh mà bạn sẽ cần tìm kiếm ở ngay giai đoạn đầu của quá trình chọn sound. Hãy nghĩ về nó trước với bức tranh toàn cảnh khi làm việc, ngay ở phần chọn sound ban đầu của bạn.

Chọn sound tốt sẽ giúp bạn không cần phải xử lý nhiều sau này. Tưởng tượng ngay âm thanh mà bạn muốn hướng đến ở bản phối cuối cùng. Và bạn sẽ cần cam kết việc chọn sound thật tốt ngay từ đầu và tránh phải sai lầm là phải Mixing sửa đi sửa lại (mà không hiệu quả) sau này.

Sử dụng Bus

Tưởng tượng ra một chiếc xe bus với rất nhiều ghế ở đằng sau, nhưng thay vào đó là các âm thanh được chúng ta xếp vào.

Đó chính là Mixing Bus (Mixing một nhóm Track cùng loại). Bằng việc gộp các âm thanh khác nhau ở các track khác nhau vào một nhóm, bạn có thể thêm hiệu ứng chung để áp dụng cho tất cả. Bạn có thể thử với Drum Bus. Nó cho phép bạn thêm hiệu ứng vào tất cả các nhạc cụ trong bộ Drum được thêm vào. Thêm vào một reverb nhẹ để đưa chúng vào trong cùng một không gian.

Bạn cần thử nghiệm các hiệu ứng được thêm vào track bus. Tôi đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được nhiều kết quả thú vị.

Cân bằng âm lượng

Giờ là lúc bạn sẽ cần cân bằng âm lượng. Sự cân bằng âm lượng cơ bản cần có trước khi bạn thêm các hiệu ứng mới vào sau này. Cân bằng âm lượng sẽ giúp cho các âm thanh không xung đột với nhau, sound không bị vỡ tiếng.

Hãy nhớ mục tiêu cuối cùng là sự cân bằng của cả bản phối của bạn. Điều này cho bạn một ý tưởng sơ bộ về các nhạc cụ để kết hợp hài hoà với nhau một cách cân bằng.

Panning

Vậy Panning là gì?

Panning giúp bạn kiểm soát âm trường của Mixing. Đó là chiều rộng từ trái sang phải của trường âm thanh. Panning sẽ giúp bạn đặt nhạc cụ đúng vị trí của nó trong bản phối. Đó là ở bên trái, bên phải hay trung tâm của âm trường. Giữ âm thanh trầm hơn ở giữa trung tâm bản phối, ví dụ như Bass hay Kick. Sử dụng chúng như một lực ở chính giữa và bạn có thể làm việc với các nhạc cụ xung quanh. Nếu tất cả các âm thanh đều nằm ở giữa, thì bản phối của bạn sẽ bị phẳng và xung đột lẫn nhau.

Thêm các hiệu ứng

Giờ là lúc để đào sâu vào công đoạn Mixing. Mixing cơ bản được chia làm ba lĩnh vực cơ bản là EQ, Compress và Reverb. Mặc dù Mixing có rất nhiều hiệu ứng khác nhau, nhưng 3 yếu tố này sẽ chiếm 90% quy trình. Hoàn thiện ba thứ này và những thứ khác sẽ đến một cách tự nhiên khi hoàn thiện Mixing.

EQ là gì?

Tất cả các âm thanh đều được tạo nên bởi tần số. Tần số được đo bởi đơn vị Hertz (Hz). EQ là nghệ thuật tăng, cắt và cân bằng tất cả các tần số trong một bản phối để có được âm thanh mà bạn muốn.

Bạn sẽ thường được nghe về các dải tần số ở mức cao, trung bình và thấp. Các nhạc cụ Bass có âm thanh rất trầm và nặng. Dải tần của chúng thấp trong dải tần số. Ngoài ra, Snare và Hihat thì lại là những âm thanh ở dải tần số trung bình hoặc cao.

Mặc dù chúng ta có thể xếp những sound này vào danh mục tần số cao và thấp, nhưng tất cả các âm thanh đều cần cả cải tần số cao và thấp. Hãy ghi nhớ điều này khi Mixing.

Làm sạch tần số với EQ

Bạn cần sử dụng EQ để làm sạch tần số không cần thiết.

Cách tốt nhất để làm sạch là công cụ EQ high pass và low pass. Bộ lọc High pass và Low pass sẽ giới hạn những tín hiệu mà bạn muốn cho qua. Phần còn lại sẽ được giữ lại.

Hãy nhớ rằng mỗi âm thanh lại cần được xử lý EQ khác nhau. Ví dụ trống Tom có cách xử lý EQ khác với một cây đàn piano điện. Bạn cần lắng nghe và học hỏi. Tìm ra những tuỳ chỉnh mà bạn cảm thấy phù hợp với đôi ta của bạn.

Bản sẽ chỉ có thể sai nếu như bạn cố gắng kìm sự tìm tòi, thử nghiệm của bạn thân

Điều chỉnh EQ

Bây giờ là lúc để bạn tinh chỉnh EQ. Ở bước này, bạn sẽ điều chỉnh tần số của các âm thanh bạn muốn. Sẽ thật điên rồ nếu tôi nói bạn nên điều chỉnh EQ bằng cách loại bỏ đi những “tần số tốt nhất” của âm thanh đó. Bạn đừng lo lắng vì tôi không hề chơi chữ. Bạn cần làm điều đó để tất cả các track của bạn ăn khớp với nhau. Bạn sẽ nhận thấy track của bạn nghe rất tệ nếu như nghe solo. Nhưng đừng lo lắng. Khi bạn kết hợp các nhạc cụ với nhau một cách hợp lý, chúng sẽ trở nên rất tuyệt. Điều này là do bạn đã điều chỉnh EQ track ấy cùng với các track khác của bài nhạc. Hãy coi bài hát của bạn là một cuốn tiểu thuyết và mỗi track là một nhân vật. Các nhân vật ấy không phải nhân vật nào cũng là nhân vật chính, phải có những vai phụ trong tiểu thuyết của bạn. Do đó hãy sắp xếp theo thứ tự quan trọng. Ví dụ bạn điều chỉnh EQ để loại bỏ đi phần low end không cần thiết, nhưng nó không làm mất đi Bass và Kick của bạn. Hai âm thanh ấy có thể sẽ xung đột ở cùng tần số. Bạn cần tạo sự cân bằng bằng cách cắt tần số ở một cái, trong khi tăng tần số ấy ở cái còn lại.

Sáng tạo với EQ

Đây là bước cuối cùng trong công đoạn EQ của bạn. Đó là phần mà bạn có thể biến âm thanh mà bạn đang có thành chính xác âm thanh mà bạn muốn nghe. Hãy tạo cá tính riêng cho các Track của bạn.

Giờ là lúc để cho Vocal của bạn nổi bật với người nghe. Hoặc làm cho Kick và Snare của bạn bùng nổ.

Hãy thử với những VST EQ khác nhau. Đặt 2 hoặc 3 EQ khác nhau liên tiếp. Một số EQ thì giỏi thứ này nhưng không giỏi thứ khác. Do đó, hãy tận dụng chúng một cách tốt nhất bằng sâu chuỗi chúng lại. Không có cách nào sai trong bước này. Điều duy nhất sai lầm đó là bạn kìm hãm sự sáng tạo của bạn khỏi những thử nghiệm.

Dynamic là gì?

Dynamic là khoảng cách giữa phần to nhất và phần nhỏ nhất của bài nhạc. Khoảng cách giữa mỗi phần thường được gọi là dynamic range. Định nghĩa này có thể được chấp nhận cho toàn bộ bài nhạc hoặc với một sound nhất định nào đó. Dynamics Range rộng có khoảng cách giữa phần nhỏ nhất và to nhất của sound là lớn. Ví dụ, chụp một bức ảnh dynamic của Snare. Nó có phần đỉnh cao đột ngột nhưng không kéo dài được lâu. Có nghĩa là nó có dynamic range rộng. Hay như những nốt nhạc của đàn organ, chúng có mức âm lượng gần như tương đương ở điểm bắt đầu và khi nhả ra, điều đó có nghĩa âm thanh này ít dynamic.

Dynamic cũng tồn tại trong biểu diễn, trình diễn. Ví dụ như một ca sĩ có thể hát nhỏ ở phần verse và bắt đầu ngân lên trong phần điệp khúc. Khoảng cách giữa phần nhỏ nhất và to nhất thường khoảng 20db, mức này là rất cao rồi, đặc biệt là k hi bạn đang cố gắng cân bằng nó với những phần khác trong bài nhạc. Sẽ không dễ để kết hợp chúng lại với nhau, do đó sẽ cần một công cụ để kiểm soát Dynamic.

Đó là lúc chúng ta sẽ cần tới Compressor (nén)

Compression là gì?

Nén là quá trình kiểm soát Dynamic. Điều này được thực hiện bởi một compressor được thiết lập thông số nén cụ thể. Chúng giúp các âm thanh nhỏ to hơn và các âm thanh lớn nhỏ đi, mang lại cho âm thanh đầu ra cân bằng hơn và nhất quán hơn.

Công suất của Compressor được xác định bởi Ratio (tỉ lệ) nén. Tỉ lệ nén cao hơn có nghĩa là ảnh hưởng đến dynamic nhiều hơn.

Hãy lưu ý rằng dynamic range là một điều tốt. Nhưng nếu như âm thanh nào đó quá to, khó bị xử lý thì bạn cần phải compressor để nó nhất quán với bản phối. Còn nếu nó quá nhỏ thì nó có thể lạc và biến mất khỏi bản phối. Tìm kiếm để đạt được sự cân bằng Compressor trong bản phối là một nghệ thuật. Nếu sử dụng Compressor quá nhiều sẽ khiến cho bài nhạc trở nên mất dynamic, kém sức sống và vô hồn. Hãy luôn cố gắng để đạt được sự cân bằng bằng cách sử dụng cả Compressor và điều chỉnh âm lượng (Gain) để đạt kết quả tốt nhất.

Reverb là gì?

Reverb là hiệu ứng vọng lai của âm thanh. Mỗi loại âm thanh lại có một kiểu Reverb riêng mà bạn có thể khám phá.

Hiệu ứng Reverb nhân tạo

Âm vang nhân tạo cho phép bạn có thể làm được tất cả những gì mà bạn không thể làm được trong đời thực. Đây là nơi bạn có thể đưa vào sự độc đáo riêng của bạn vào bản phối.

Bạn có thể sử dụng những preset có sẵn rồi tinh chỉnh chúng. Đây là một lựa chọn cho bạn thử nghiệm lúc đầu.

Bạn hoàn toàn có thể Reverb với Track Bus. Bạn cũng có thể thử nghiệm bằng cách EQ chúng. Bạn cũng có thể thử nghiệm đặt EQ trước Reverb hoặc sau Reverb. Cả hai cách đều được miễn là kết quả giúp bạn hài lòng và thú vị.

Reverb tạo không gian

Bạn có thể sử dụng Reverb (kênh Send) giúp tạo không gian cho bài nhạc. Bạn có thể dễ dàng đưa bài nhạc của bạn vào trong không gian của một nhà thờ nếu bạn muốn. Sử dụng Reverb sẽ giúp bài nhạc của bạn có không gian ba chiều, giúp đưa toàn bộ các âm thanh của bạn vào cùng một không gian bạn muốn. Bạn có thể bắt đầu thử nghiệm với những tuỳ chọn Reverb như “Small Room” hay “Ambience”.

Bức tranh toàn cảnh

Hãy nhớ rằng tất cả các quy trình xử lý của bạn cần được thực hiện với một ý tưởng tổng thể. Bạn cần có một ý tưởng rõ ràng về mục tiêu mà bạn muốn hướng đến với bài nhạc của bạn. Làm cho bản Mix của bạn tối ưu trước khi đến công đoạn Master. Cách duy nhất để có một bản mix hoàn hảo là Mixing nó đúng với âm thanh ở trong tâm trí của bạn.

Bài viết được lược dịch từ website LANDR – How to Mix

 

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận

Hiển Sàn

About Author

Mình là Đàm Vinh Hiển. Mình là một Producer tự do. Mình từng hợp tác và làm nhạc cho một số nghệ sĩ như ca sĩ Thu Thuỷ, rapper Robber, Winno (Hustlang), nhạc sĩ Phương Duy Anh (sáng tác ca khúc Giả vờ yêu) … Mình cũng từng được duyệt và phát hành một số bản Remix trên các nền tảng như Dzus Records, Hoa hồng dại, Nhaccuatui … Hiện mình cũng đang hợp tác với Song Đạt Media để tuyển dụng các Music Producer làm nhạc và tìm mua các bài nhạc chất lượng để phát hành. Hy vọng với kinh nghiệm của mình có thể giúp đỡ các bạn làm nhạc hay hơn nữa với FL Studio.

Bài viết liên quan

Ebook

[Ebook] Giáo trình hướng dẫn FL Studio 20 cơ bản

FL Studio 20 là một công cụ mạnh mẽ, giúp bạn làm nhạc cũng như học nhạc. Mặc dù vậy,
Ebook

Giáo trình hướng dẫn FL Studio cơ bản (Việt Hoá)

FL STUDIO 20 EBOOK HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI MỚI Tác giả: FL Studio – image-line.com Việt Hoá: Hiển Sàn –
Chat hỗ trợ
Chat ngay