Nhạc lý cơ bản

Làm cách nào để kiểm tra xem bài nhạc mình làm có bị “bay tone”?

Khi mới làm nhạc, bay tone là một nỗi sợ mà producer nào cũng rất lo mình bị mắc phải. Chẳng những khi upload bài nhạc lên mạng bị anh em trong nghề chê, mà chất lượng bài nhạc đương nhiên là thấp do đã sai về nhạc lý cơ bản. Vậy có cách nào giúp bạn khắc phục được vấn đề này, hãy cùng HocFLStudio.com nghiên cứu cách làm nhé.

Kiểm tra âm giai của bài thông qua công cụ Google

Ít ai biết rằng, bạn có thể dễ dàng tìm được âm giai của bài nhạc bạn muốn bằng công cụ Google. Bạn có thể tìm với từ khóa cơ bản là “tempo + bài hát bạn cần tìm”. Tempo ở đây là tốc độ của bài nhạc, tuy nhiên, các website thường sẽ tích hợp thêm Key của bài nhạc ấy luôn. Ví dụ, khi chúng ta muốn tìm âm giai của bài nhạc “Khi em lớn”, chúng ta sẽ search với từ khóa “Tempo Khi em lớn” và chúng ta sẽ có kết quả như sau

Như kết quả tìm kiếm ở dưới, chúng ta đã thấy trang songdata.io có kết quả. Chúng ta click vào xem

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ngay ở bên trái, phần Key hiện G Minor, như vậy Scale của bài Khi em lớn là Gm. Ngoài website này, chúng ta có thể tua xuống dưới để xem thêm các kết quả từ các website khác tương tự như tunebat, songbpm, musicstax … Thông thường, những kết quả từ các website đều có độ chính xác rất cao.

Kiểm tra trên Hopamchuan.com và chú ý về Capo

Nếu như bạn xem âm giai và hợp âm của bài hát trên Hopamchuan.com, bạn có thể thấy ngay âm giai hiện ra như ở dưới ảnh chụp dưới

Tuy nhiên, đây không phải là âm giai chính xác của bài hát. Bạn cần chú ý chữ “capo 3”. Đây là một phụ kiện giúp tăng tông của bài hát, nhờ công cụ này sẽ giúp cho bạn chơi nhạc cụ dễ dàng hơn. Như vậy, trong trường hợp này được ghi capo 3, tức là bài hát này được soạn với âm giai Em kèm capo 3 (được tăng thêm 3 tone) sẽ ra được tone chuẩn của bài này. Để xác định được đúng âm giai của bài này, các bạn sẽ bấm vào dấu + lên 3 tone sẽ thành Gm nhé.

Nghe không hợp là cần kiểm tra lại ngay

Thực tế trong quá trình làm nhạc, khi bạn bắt đầu soạn hợp âm và Synth Vocal, bạn sẽ cần phải kiểm tra ngay ở giai đoạn đầu này xem các hợp âm bạn chọn đã hợp lý chưa. Thông thường, các hợp âm cơ bản sẽ phần lớn nằm trong âm giai của bài. Nếu như khi bạn soạn hợp âm mà cảm thấy không hợp, ngang, có vấn đề,  bạn cần kiểm tra lại xem mình đã xác định dúng tone của bài hay chưa.

Xác định âm giai dựa vào FL Studio

Nếu như những cách trợ giúp ở trên không trợ giúp được cho bạn, bạn có thể thử cách cuối cùng này. Để xác định được âm giai của bài, bạn có thể xem xem note cuối cùng của Vocal rơi vào nốt nào, thì nhiều khả năng nốt đó sẽ là tông của bài và sau đó chúng ta sẽ xác định là âm giai trưởng hay âm giai thứ. Trước tiên, bạn cần kéo Vocal Accapella vào trong FL Studio

Tiếp theo, chúng ta sẽ kéo tới câu hát cuối cùng của ca sĩ.

Giờ chúng ta sẽ bấm vào góc trái của Vocal đó và chọn Pitch Correct Sample

Giờ chúng ta sẽ đợi Newtone phân tích các nốt trong Vocal

Giờ chúng ta sẽ kéo tới câu hát cuối cùng của Vocal trên Newtone

Giờ chúng ta sẽ kéo xê dịch lên một chút note cuối cùng của Vocal để xem note cuối là note gì, bạn chú ý lựa chọn note mà bạn cảm nhận ca sĩ đã hát và dừng ở note đó nhé chứ không nên máy móc chỉ nhìn bảng Newtone.

Giờ chúng ta đã biết được note G là note cuối cùng, chúng ta sẽ cần xác định xem là G Major hay G Minor. Thông thường, bài hát vui sẽ là âm giai trưởng, bài hát buồn là âm giai thứ.

Tổng kết

Như vậy, HocFLStudio.com đã giới thiệu cho bạn các cách để giúp bạn xác định bài nhạc có bay tone không một cách dễ dàng nhất. Rất hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn. Xin chào và hẹn gặp lại.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận

Hiển Sàn

About Author

Mình là Đàm Vinh Hiển. Mình là một Producer tự do. Mình từng hợp tác và làm nhạc cho một số nghệ sĩ như ca sĩ Thu Thuỷ, rapper Robber, Winno (Hustlang), nhạc sĩ Phương Duy Anh (sáng tác ca khúc Giả vờ yêu) … Mình cũng từng được duyệt và phát hành một số bản Remix trên các nền tảng như Dzus Records, Hoa hồng dại, Nhaccuatui … Hiện mình cũng đang hợp tác với Song Đạt Media để tuyển dụng các Music Producer làm nhạc và tìm mua các bài nhạc chất lượng để phát hành. Hy vọng với kinh nghiệm của mình có thể giúp đỡ các bạn làm nhạc hay hơn nữa với FL Studio.

Bài viết liên quan

Nhạc lý cơ bản

Arpeggios là gì?

Trong quá trình làm nhạc, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp từ Arp. Vậy Arp là gì và ứng dụng
Nhạc lý cơ bản

Các loại giọng hát trong thanh nhạc cổ điển

Về cơ bản giọng hát trong thanh nhạc cổ điển chia làm 4 giọng chính: Bass, Tenor, Contralto và Soprano.
Chat hỗ trợ
Chat ngay