Học FL Studio

Hướng dẫn sử dụng các Sample Pack một cách hiệu quả nhất

Sample Pack là những tài nguyên âm thanh quý giá mà tất cả các Producer đều cần phải có và sưu tầm. Mặc dù vậy, đặc biệt đối với các bạn mới thì việc sử dụng các Sample Pack này một cách đúng nhất và hiệu quả nhất lại không phải việc dễ dàng. Có rất nhiều các file, folder mà chúng ta không hiểu, dẫn tới việc chẳng bao giờ sử dụng. Trong bài viết này, HocFLStudio.com sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng Sample Pack một cách dễ dàng nhất nhé.

Quan tâm đến Genre nhạc mà Sample Pack cung cấp

Tâm lý của các bạn Newbie đó là luôn cố gắng sưu tầm tất cả các Sample Pack mà những người nổi tiếng hay Youtuber dùng, mà lại không tìm hiểu kỹ cách sử dụng chúng. Để đến sau này khi bắt đầu làm nhạc, chúng ta ngập trong rất nhiều các sample pack khác nhau mà không biết sử dụng hay bắt đầu từ đâu. Cơ bản nhất, đó là bạn sẽ cần quan tâm xem Sample Pack mà bạn vừa download thuộc Genre (thể loại nhạc) nào. Thông thường, ở mỗi Sample Pack đều có ghi rõ thể loại nhạc mà nó cung cấp, ví dụ Slap House, Deep House, Tropical House, Future Bass …

Một số Sample Pack khác chung chung hơn sẽ ghi rộng hơn như EDM hay House. Cũng có một số Sample Pack có thể sử dụng cho nhiều thể loại khác nhau, khi bạn Download bạn cũng cần chú ý đọc ở phần giới thiệu, ví dụ một số Sample Pack có thể vừa sử dụng cho nhạc Trap lại vừa có thể sử dụng cho cả Hiphop, Future Bass … Sau khi đã biết chính xác Sample Pack mà bạn chuẩn bị download thuộc genre gì, bạn sẽ cho nó vào trong Folder chung mà chưa tất cả các Sample Pack thuộc thể loại nhạc đấy để dễ dàng tìm kiếm sau này.

Phân biệt One Shot và Loop

Đây cũng là hai thuật ngữ mà bạn rất hay bắt gặp trong các Pack Sample. Nói một cách dễ hiểu thì One Shot là một Sound của nhạc cụ (hoặc synth) và nó phát ra trong một thời gian rất rất ngắn, thường dừng lại ngay sau đó. Bạn có thể bắt gặp các Sound One Shot rất phổ biến trong bộ Drum như Kick, Snare, Clap, Hihat … hay các Sound  Effect, nhạc cụ, Bass … Cách sử dụng các sound One Shot này đó là bạn sẽ cần đưa chúng vào Playlist hoặc Chanel Rack và tiến hành soạn chúng trong Piano Roll thành những đoạn nhạc cụ thể theo ý của mình.

Khác với One Shot, Loop là một đoạn âm thanh có thể dài vài giây hoặc vài chục giây trở lên. Loop có một đặc trưng đó là nó có ghi kèm Tempo (tốc độ bài nhạc) và có tính lặp đi lặp lại. Bạn sẽ sử dụng Loop bằng cách đặt chúng vào trong Playlist, fit tempo và cắt ghép tùy ý mình. Loop có thể được sử dụng cho cả Drum Loop hay các đoạn nhạc của các nhạc cụ / synth.

Chú ý Tone của Sample

Đối với những bạn Newbie, nếu các bạn bỏ qua các bài học về nhạc lý thì có thể bạn sẽ không hiểu được những ký hiệu như A, E, B … Đây là tone của các Sample này, nó có thể có ở cả One Shot và Loop. Để sử dụng đúng, khi đưa vào FL Studio để sử dụng, bạn có thể sẽ phải pitch lại sound cho đúng tone của bài bạn đang làm, và việc nắm được tone của sample ấy là gì là rất quan trọng.

Các Sample phổ biến có trong các Sample Pack

Ở phần này chúng tôi sẽ liệt kê những Sample phổ biến mà bạn sẽ thấy trong các Pack Sample và cách sử dụng

Drum Loop

Đây là Loop của bộ Drum bao gồm Drum Loop Full (bao gồm cả Kick, Hihat, Snare …), Loop Kick, Loop Hihat, Loop Snare … Loop Drum có thể được sử dụng trực tiếp vào bài nhạc nhưng đa số sẽ được sử dụng khi làm Demo hoặc không quá ưu tiên. Bạn cũng có thể sử dụng Loop Drum để lấy ý tưởng, hoặc dựa vào Loop gốc để cắt ghép chỉnh sửa lại thành một đoạn Drum Loop khác theo ý của mình.

Drum One Shot

Như đã nói ở trên, Drum One Shot gồm các sound trong bộ Drum như Kick, Snare, Hihat, Percussion, Clap …

Bass Loop

Tương tự như Drum Loop, Bass Loop là một đoạn nhạc lặp đi lặp lại của sound Bass. Thông thường Bass Loop xuất hiện trong các Sample Pack EDM. Bởi vì các bài nhạc sẽ có các vòng hợp âm khác nhau, và bất tiện trong việc Layer Bass do đó việc sử dụng Bass Loop đôi khi không quá phổ biến và hầu hết các Producer đều có xu hướng tự soạn Bassline cho riêng mình.

Build Up Drum

Một tên gọi khác của Long Fill, đây là một đoạn Drum được sử dụng trong các đoạn Build Up. Nó sẽ được note kèm Tempo bao nhiêu. Để sử dụng bạn cũng cần phải Fit Tempo với bài nhạc bạn đang làm.

Short Fill

Có thể hiểu là một đoạn trống dồn để chuyển tiếp Build Up sang Drop. Bạn sẽ đặt Short Fill ở ngay trước đoạn Drop và cũng đừng quên Fit Tempo nhé

Vocal One Shot

Thường được sử dụng để làm Vocal Chop, là một đoạn ngân ngắn của Vocal, sẽ được ghi Tone rõ ràng để bạn tùy biến.

FX Loop / FX One Shot

Thông thường sẽ gồm các đoạn FX như Uplifters (từ im lặng lên dần dần đến cao trào), Downlifters (từ cao trào đi xuống dần dần đến im lặng) – 2 Fx Loop này thường được sử dụng ở Build Up.

Ngoài ra bạn cũng có thể bắt gặp các Sound FX phổ biến như Reverses (sound đã được đảo ngược, khá tương tự như một đoạn uplifters ngắn nhưng nghe có màu sắc hơn, ví dụ Vocal Reverses), Impacts (một tiếng hit khá lớn thường được nghe ở trong trailer các bộ phim hành động).

Atmosphere

Hay còn gọi là tiếng môi trường (hay còn gọi là Folley), nó có thể là tiếng mưa, tiếng rừng núi, tiếng nước chảy … Ngoài ra bạn cũng bắt gặp các sound Atmosphere nghe âm u dạng như Vocal được ngân dài, tạo cảm giác bí ẩn.

Synth Shot

Synth là một Sound được tạo ra từ một Synthesizer, nhưng đã được Render thành dạng One Shot để bạn dễ dàng sử dụng. Các Synth này cũng đều được ghi Tone rõ ràng. Bạn hay bắt gặp dạng sound này ở trong các Sample Pack EDM hoặc House. Tương tự bạn có thể bắt gặp Bass Shot với cách sử dụng tương tự

Sub Drop

Là một Sound dạng One Shot nghe như một tiếng Sub với âm lượng rất lớn, thường được đặt ở vị trí chuyển tiếp sang Drop.

Transition

Là các Sound dạng chuyển tiếp, chuyển đổi giữa các đoạn. Bạn sẽ cần đặt các sound Transition này ở giữa các đoạn chuyển tiếp.

Instruments

Đây là Sample của các nhạc cụ chuyên soạn Melody như Guitar, Piano, Violin, Flute, String … Bạn sẽ thấy rất nhiều các loại nhạc cụ khác nhau ở trong Instruments cả ở dạng One Shot lẫn Loop.

Những thứ bạn thường bỏ quên khi sử dụng Sample Pack

Ở phần cuối này, chúng tôi sẽ đề cập đến một số thứ bạn thường bỏ quên hoặc không biết cách sử dụng trong Sample Pack

Presets

Ở một số Sample Pack, bạn sẽ bắt gặp các File dạng Presets, đây chính là những Presets bạn có thể sử dụng ở một số Synth khá phổ biến như Serum, Sylenth1, Spire hay Massive, Vital … Thông thường, ở Folder Presets ấy hay ở phần nội dung khi download Sample sẽ ghi chi tiết về các presets này. Bạn hãy add các presets hoặc các bank này vào trong các Synth của mình. Nếu bạn chưa biết cách add, bạn có thể xem bài viết này:

Hướng dẫn cài đặt preset Serum, Sylenth1, Spire

Project

Đây là folder chứa những Project hoàn chỉnh do các Artist làm sẵn để dành tặng bạn. Thông thường khác Project này thường sẽ ở phiên bản giới hạn và chỉ những người download Sample Pack mới có thể mở ra để khám phá. Bạn sẽ xem xem dự án ấy được làm bởi DAW nào, thông thường sẽ là các DAW rất phổ biến như FL Studio, Ableton hay Logic Pro.

Midi

Một món quà thú vị không kém đó chính các Midi, được hiểu là các Note được kéo vào trong Piano Roll. Bạn chỉ cần add một nhạc cụ, Synth … phù hợp và thêm Midi vào là bạn đã có nghe một đoạn nhạc rất ấn tượng. Thông thường sẽ có những Midi rất phổ biến như Midi Bassline hay Midi Guitar.

Giấy phép bản quyền

Ít được nhắc đến nhưng bạn cũng không nên bỏ quên, đặc biệt nếu bạn download Sample Pack từ những nguồn chính thống, đó chính là giấy phép bản quyền – thường được viết là Copyright License & Agreement. Đây là giấy phép bản quyền giúp bạn có thể bảo vệ các bài nhạc được làm nên từ các Sample được sử dụng trong Sample Pack này, đặc biệt là ở các đoạn Loop giai điệu.

Tổng kết

Như vậy, mình đã hướng dẫn cho bạn cơ bản nhất về cách sử dụng Sample Pack một cách hiệu quả nhất. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ quản lý các Sample một cách hiệu quả hơn và làm nhạc ngày càng hay hơn nhé. Xin chào và hẹn gặp lại.

 

Đánh giá bài viết
Bình luận

Hiển Sàn

About Author

Mình là Đàm Vinh Hiển. Mình là một Producer tự do. Mình từng hợp tác và làm nhạc cho một số nghệ sĩ như ca sĩ Thu Thuỷ, rapper Robber, Winno (Hustlang), nhạc sĩ Phương Duy Anh (sáng tác ca khúc Giả vờ yêu) … Mình cũng từng được duyệt và phát hành một số bản Remix trên các nền tảng như Dzus Records, Hoa hồng dại, Nhaccuatui … Hiện mình cũng đang hợp tác với Song Đạt Media để tuyển dụng các Music Producer làm nhạc và tìm mua các bài nhạc chất lượng để phát hành. Hy vọng với kinh nghiệm của mình có thể giúp đỡ các bạn làm nhạc hay hơn nữa với FL Studio.

Bài viết liên quan

Học FL Studio

Tổng hợp các phím tắt trong FL Studio 20

Xin chào các bạn, FL Studio 20 là một công cụ tuyệt vời giúp bạn làm nhạc. Hôm nay, chúng
Học FL Studio

Cấu tạo và cách soạn Drum cơ bản trong FL Studio

Drum là yếu tố không thể thiếu trong việc làm nhạc. Nhưng những bạn mới học làm nhạc, không phải
Chat hỗ trợ
Chat ngay