Mixing là một chuỗi những bước giúp bạn thêm các hiệu ứng vào bài nhạc và tinh chỉnh nó để bài nhạc trở nên chất lượng nhất, sẵn sàng cho bước Master cuối cùng. Bài viết này, hãy cùng HocFLStudio.com xem một quy trình Mixing cơ bản với FL Studio nhé.
Chọn Sound
Trước khi bắt đầu Mixing, bạn cần đảm bảo rằng các Sound bạn chọn đã là tốt nhất. Mixing chỉ là một công đoạn giúp bài nhạc bạn hay hơn, trước đó, nếu các sound bạn chọn hay rồi thì việc Mixing sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
Để có được những Sound tốt nhất, bạn cần có những bộ Sample Pack chất lượng hay những VST tốt nhất để làm nhạc. Nếu vẫn chưa tìm được cho mình những âm thanh trả phí chất lượng, bạn có thể tham khảo các thư viện âm thanh miễn phí dưới đây mà HocFLStudio.com đã giới thiệu.
Chuẩn bị sẵn các VST Mixing
Bạn cần có những VST Mixing tốt, cũng như những kiến thức Mixing cơ bản về EQ, Compressor, Reverb hay Delay… Để download các VST Mixing miễn phí thêm, bạn tham khảo đường link dưới đây:
Những kiến thức về Mixing bạn cũng có thể xem các bài viết của HocFLStudio.com để update thêm kiến thức:
Bạn nối dây các sound vào Mixer và chúng ta sẽ bắt đầu Mixing nhé.
Cân bằng âm lượng
Bước đầu tiên của Mixing, đó là bước cân bằng âm lượng. Chúng ta thường sẽ dựa vào tiếng Kick để cân bằng âm lượng. Chúng ta để solo tiếng Kick ở mức -10db.
Sau khi Kick đã ở mức tầm -10db rồi, bạn bắt đầu mở tiếp các kênh nhạc cụ khác để cân bằng âm lượng dựa theo tiếng Kick. Tuỳ vào từng bài nhạc, việc cân bằng âm lượng sẽ diễn ra khác nhau. Thông thường chúng ta sẽ cần cân bằng Kick và Bass trước, rồi sẽ tiến tới các cột Mixer khác.
Cắt tần số thừa
Sau khi cân bằng âm lượng xong, bạn bắt đầu sử dụng EQ để cắt các tần số thừa. Bạn có thể dùng các chế độ như High Cut, Low Cut để thực hiện bước này. Đây là bước quan trọng giúp bản Mix của bạn trở nên sạch sẽ.
Có một số người sẽ thực hiện bước cắt EQ này trước, rồi mới cân bằng âm lượng, vì cắt EQ cũng có ảnh hưởng tới âm lượng của bài, tuy nhiên làm như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào thói quen của bạn.
Bạn có thể bật từng Mixer lên và solo để cắt EQ, tuy nhiên, bạn nên bật nhiều nhóm Mixer cùng lúc để cắt. Ví dụ như solo nhóm Drum, nhóm Melody, nhóm Vocal … như vậy bạn sẽ dễ dàng hơn phân chia và cắt những dải tần số hợp lý và liên quan đến nhóm của mình.
Compressor
Sau khi cắt các dải tần số thừa đi, bạn sẽ bắt đầu tiến hành Compressor những âm thanh cần thiết. Bạn lưu ý là không phải âm thanh nào bạn cũng cần phải Compressor. Bạn chỉ làm bước này với những âm thanh bạn cần làm. Để hiểu Compressor là gì, bạn cần xem các bài viết về Compressor đã chia sẻ trên website.
Chủ yếu, chúng ta sẽ cần Compressor Vocal, Bass hay tiếng Lead … Tất cả phụ thuộc vào lựa chọn của bạn. Quá trình Compressor này cũng có thể ảnh hưởng tới âm lượng của Mixer, bạn cũng cần bù lại phần âm lượng đã bị nén nhé.
EQ Addictive
Đây là bước chúng ta sẽ tăng các dải tần số đẹp cho một số âm thanh. Bạn có thể sử dụng VST Fab Filter Pro Q3 để làm công đoạn này. Xem hướng dẫn sử dụng Fab Filter Pro Q3 tại bài viết này:
Bạn lưu ý, là trong một số trường hợp cụ thể, bạn đã tăng EQ của nhạc cụ này, thì cần giảm EQ ở nhạc cụ khác để tránh bị xung đột. Ví dụ như trong bản nhạc House, ở khoảng tần số tầm 2500 Hz, bạn có thể giảm xuống để tiếng Vocal và Lead được trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, việc giảm hay tăng này hoàn toàn phải phụ thuộc vào cảm nhận của bạn, tránh làm quá đà sẽ mất đi cái hay tự nhiên của âm thanh.
Saturation, Distor …
Đây là bước chúng ta thêm một chút “cá tính” cho bài nhạc, chúng ta có thể sử dụng những VST như Soundgoodlizer, CameCrusher hay Saturation Knob. Sử dụng như thế nào vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận của bạn. Nếu như mới học làm nhạc, bạn có thể bỏ qua bước này và quay trở lại sau một thời gian tìm hiểu.
Lưu ý, sau khi đã thêm những hiệu ứng như Saturation, Distor bạn sẽ cần phải làm sạch lại track ý bằng EQ nhé.
Chia không gian
Ở bước này, chúng ta sẽ tiến hành chia không gian của bản Mix. Bạn có thể sử dụng công cụ có sẵn của FL Studio như nút Pan, nút Stereo, các VST chia không gian như Stereo Enhancer, Fruity Shaper …
Mục đích của bước này là làm cho bài nhạc trở nên thoáng hơn, không để cho tất cả âm thanh đều tập trung ở giữa nữa.
Reverb, Delay
Hỗ trợ đắc lực trong việc chia không gian là chức năng Reverb và Delay. Bạn sẽ cần sử dụng chúng ta để làm cho bài nhạc trở nên chân thực và mang tính không gian hơn.
Bạn cần xem hướng dẫn về sử dụng Reverb và Delay tại các bài viết dưới đây nhé:
Trong tổng hợp các VST miễn phí HocFLStudio.com cũng đã giới thiệu cho các bạn một vài VST Reverb và Delay miễn phí, bạn cũng có thể tham khảo.
Bạn có thể add trực tiếp Reverb, Delay vào track bạn muốn, hoặc sử dụng kênh Send nhé.
Cân bằng lại âm lượng
Sau khi đã thêm đủ các hiệu ứng, bạn sẽ trở lại công việc cân bằng âm lượng của bài. Mục đích là để chúng ta cân bằng lại âm lượng sau khi chúng ta đã thêm các hiệu ứng.
Có một số producer sử dụng thêm cả cách cân bằng âm lượng bằng chế độ Mono, bạn cũng có thể kiểm tra ở bước này với Mono để xem âm lượng đã hài hoà hợp lý chưa nhé.
Automation và Sidechain
Đối với nhạc House, chúng ta có thể đã Sidechain ngay từ đầu. Nhưng đối với các dòng nhạc khác, có thể đây sẽ là bước bạn tiến hành Sidechain. Bạn không chỉ Sidechain mỗi Kick và các nhạc cụ khác mà bạn cũng có thể Sidechain các nhạc cụ với nhau.
Automation cũng là một bước quan trọng, chủ yếu bạn sẽ Automation âm lượng, ví dụ như đoạn đầu vào to quá, hay chênh lệch âm lượng của các phần với nhau chẳng hạn.
Tổng kết
Trên đây là những bước cơ bản trong quá trình Mixing. Thực tế là bạn có thể thực hành theo quy trình khác với các bước ở đây, miễn sao bài nhạc đầu ra cuối cùng của bạn hay là được. Bài nhạc sau khi Mixing xong như các bước ở trên, sẽ sẵn sàng để đến với công đoạn Mastering nhé các bạn. Rất hy vọng bài viết này sẽ giúp ích các bạn, xin chào và hẹn gặp lại.