Như chúng ta đã biết, LUFS là tiêu chuẩn hiện đại giúp đo độ ồn của bài nhạc. Hầu hết các Producer đều mong muốn có một bản Master sạch sẽ, độ to hợp lý – đặc biệt là với dòng nhạc EDM. Để đạt được kết quả đó, bạn sẽ cần có công cụ và cách đo độ ồn của bài nhạc thật đáng tin cậy. Đó là lý do mà thông số LUFS được ra đời.
Bài viết được biên soạn dựa trên nhiều nguồn tham khảo.
LUFS là gì?
LUFS được viết tắt bởi từ “Loudness Units Full Scale” (tạm dịch Đơn vị độ ồn toàn diện). Chúng ta có thể hiểu Loudness Units là đơn vị đo độ ồn trong LUFS, còn Full Scale (toàn diện) đề cập đến việc so sánh bài nhạc với điểm 0db – là điểm ồn nhất trong dải âm thanh trước khi xảy ra hiện tượng clipping (tạm dịch “âm thanh bị vỡ tiếng”).
Trong một số trường hợp, nó được gọi là LKFS, chỉ đơn giản là LUFS được điều chỉnh theo bộ lọc K – nhưng về cơ bản thì chúng là một công cụ đo lường. Nói một cách đơn giản, nó đo độ ồn trung bình của bài nhạc theo thời gian, và nó đã được điều chỉnh theo sự khác biệt trong cách tai người nghe cảm thấy như thế nào. Đó là vì con người chúng ta không thể nghe được các tần số đồng đều trong dải âm thanh – một số thì chúng ta sẽ nghe thấy lớn hơn, một số thì lại nghe thấy nhỏ hơn (chúng tôi sẽ giải thích kỹ hơn ở dưới).
LUFS vs RMS
Trong một thời gian dài trước đây, RMS đã là tiêu chuẩn trong âm nhạc để đo độ ồn trung bình của bài nhạc. RMS viết tắt của ‘Root Mean Square’ (tạm dịch Trung bình bình phương căn gốc). Quá trình đo độ ồn với phương pháp RMS được thực hiện như sau
- Bước 1: Bình phương giá trị độ lớn âm thanh của mỗi mẫu tín hiệu với giá trị là Amplitude – biên độ dao động âm thanh (cách này giúp loại bỏ các giá trị âm thành dương)
- Bước 2: Tính trung bình các giá trị bình phương
- Bước 3: Lấy căn bậc 2 của giá trị trung bình
Công thức toàn bộ có thể được biểu diễn như sau, với là giá trị của mỗi mẫu trong tín hiệu, và là số lượng mẫu:
RMS là một phép đo phổ biến trước đây vì nó cung cấp một giá trị đại diện cho mức độ ồn của toàn bộ tín hiệu, nhưng nó không có sự điều chỉnh dựa trên đặc điểm của tai người nghe, điều này làm cho nó trở nên ít phản ánh với cách con người thực sự cảm nhận độ ồn. Do đó, RMS nhanh chóng trở nên lạc hậu trong so với tiêu chuẩn đo độ ồn hiện đại như LUFS.
Nhiều plugin đo độ ồn vẫn sử dụng RMS, và nhiều DAW vẫn sử dụng nó như một công cụ đo độ ồn. Nhưng LUFS sẽ cho phép bạn có được dữ liệu chính xác hơn nhiều và có thể giúp bạn hiểu tại sao bài nhạc của bạn lại trở nên như vậy.
Tại sao lại như vậy? LUFS có thể được xem là có khả năng ‘nhận thức độ ồn’, và điều này dựa trên khái niệm là Fletcher – Munson Curve (tạm dịch đường cong Fletcher Munson). Bạn có thể tự tìm hiểu về khái niệm này, nhưng về cơ bản thì ở tầng mid sẽ được nghe rõ ràng hơn các dải tần ở dải bass và high. Do đó, với giá trị RMS cao nhưng LUFS cũng có thể vẫn thấp.
Short-term và Integrated LUFS
Đây là 2 thông số chúng ta thường thấy trong các VST đo LUFS (ví dụ Youlean Loudness Meter)
- Short – Term LUFS (tạm dịch LUFS ngắn hạn): Là đo lường của độ ồn trung bình trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này có thể giúp theo dõi các biến động độ ồn ngắn hạn trong bài nhạc
- Integrated LUFS (tạm LUFS toàn bài nhạc): Là đo lường của độ ồn trung bình trên toàn bộ bài nhạc hoặc một đoạn âm thanh dài. Điều này thường được sử dụng để đo độ ồn trung bình của toàn bộ bài nhạc, nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về độ ồn của cả bài nhạc.
Vì vậy, nếu bạn phát bản nhạc của mình từ đầu đến cuối trong khi đo độ ồn, giá trị LUFS ở cuối sẽ là âm lượng trung bình của toàn bộ bản nhạc.
LUFS và cuộc chiến về độ ồn
Trong một thời gian dài, các producer đã cố gắng đạt được mức LUFS tối đa mà họ có thể mà không khiến cho bài nhạc bị hư hại. Điều này đã gia tăng theo thời gian, với các kỹ thuật Limiting và Maximizing đã trở nên rất phức tạp , đã giúp bài nhạc có độ ồn lớn và bài nhạc gặp ít lỗi hơn khi Master. Tuy nhiên, việc bị mất đi dynamic khi tăng độ ồn của bài nhạc lên, đã khiến cho những cuộc tranh cãi nổ ra giữa cộng đồng làm nhạc. Mặc dù vậy, lý do chính khiến cho việc độ ồn cứ liên tục được tăng lên đấy là vì yếu tố con người, với âm lượng lớn, con người luôn cảm giác bài nhạc ý hay hơn. Ví dụ so với một bài nhạc tương tự, thì bài nhạc nào có độ to lớn hơn, thì bài nhạc đó nghe “chuyên nghiệp” hơn. Tuy nhiên, tất cả đang dần thay đổi bởi các đơn vị phát hành nhạc trực tuyến.
LUFS Target và các nền tảng nhạc số
Hiện tại, Youtube, Spotify và Apple Music đã trở thành những nền tảng nhạc số thịnh hành nhất, mỗi dịch vụ đều có cách riêng để chuẩn hóa trải nghiệm người nghe. Một cách phổ biến mà họ đang thực hiện đó là đặt ra các Target cho toàn bộ các bài nhạc được upload và cách này giúp điều chỉnh âm lượng của toàn bộ các bài nhạc. Ví dụ, nếu bạn đang tạo ra một bài nhạc ở mức -6 LUFS. Spotify sẽ giảm bài nhạc của bạn khi upload lên xuống còn mục tiêu của họ là -14 LUFS. Spotify chỉ đơn giản là giảm âm lượng bài nhạc xuống, nhưng để đạt được mức -6 LUFS thì bạn đã phải hy sinh đi rất nhiều dynamic range (dải động).
Tại sao bạn vẫn cần Master nhạc lớn hơn?
Mặc dù vậy, tùy vào mục đích làm nhạc của bạn, bạn vẫn có thể mong muốn điều chỉnh độ lớn của bài nhạc vượt mức -14 LUFS. Nếu như bạn đang làm nhạc phục vụ cho các địa điểm như club, lễ hội, sân khấu âm lượng – là những nơi cần độ ồn lớn, thì bạn sẽ cần tối ưu âm lượng ở mức lớn để phục vụ cho những địa điểm này. Đặc biệt là khi bạn kết hợp với những DJ khi biểu diễn âm nhạc. Đó là lý do mà các bài nhạc mà Beatport / DJ Stores thường được khuyến nghị ở mức -6 đến -9 LUFS.
Tuy nhiên, mặc dù đã có những khuyến nghị về mức ồn hướng đến từ các nền tảng nhạc số, tuy nhiên không phải Producer nào cũng làm theo những khuyến nghị này.
Lời khuyên khi Mastering – tối ưu âm lượng
Bạn có thể kiểm tra LUFS của những bài nhạc bất kỳ trên Youtube một cách dễ dàng, bạn down bài nhạc ấy về và sử dụng những công cụ đo LUFS như YouLean Master miễn phí. Dưới đây là kết quả của một số bài nhạc nổi tiếng thế giới và Việt Nam
- Shape of you – Ed Sheeran (phát hành trên Youtube năm 2017 – Genre EDM (6 tỉ view): -7.5 LUFS
- Anh đã ổn hơn – MCK (phát hành năm 2023) – Genre Rap (20 triệu view): -8.5 LUFS
- …
Như vậy, chúng ta có thể thấy mặc dù các nền tảng nhạc số đã có những ngưỡng nhất định về độ ồn của các bài nhạc, nhưng với ví dụ là rất nhiều bài nhạc nổi tiếng trên Thế giới và Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những bài nhạc được Master với mức loudness lớn hơn nhiều so với mức mà các nền tảng số đặt mục tiêu. Do đó, bạn sẽ thấy rằng, việc Master ở mức bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào từng bài nhạc và đó là sự lựa chọn của nghệ sĩ khi hoàn thiện bài nhạc.