Mixing cơ bản

Xử lý khi bài nhạc bị ngột ngạt (boxy) trong Mixing

Rất nhiều Producer mới làm nhạc gặp phải tình trạng bài nhạc nghe bị ngột ngạt, khó chịu. Vậy đây là tình trạng gì? Và cách xử lý như thế nào? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bạn nhé.

Âm thanh bị ngột ngạt (boxy) là gì?

Âm thanh bị ngột (hay còn gọi là boxy) là cảm giác khi âm thanh như đang được phát ra từ một chiếc hộp kín, âm thanh thiếu sự mở rộng, thoáng đãng với quá nhiều tần số trung bình thấp (low mids) nằm trong dải tần số từ 250 Hz đến 500 Hz. Lúc này, bản phối trở nên nặng nề, bí bách, các nhạc cụ đặc biệt như Drum, Vocal nghe bị đục.

Giảm EQ ở dải tần số 250 Hz đến 500 Hz

Cách xử lý vấn đề này phổ biến nhất đó là bạn có thể sử dụng EQ để giảm ở dải tần 250 Hz đến 500 Hz. Ngoài ra, bạn có thể dùng cả Low Cut để cắt bớt những tần số thấp của các sound sáng. Những biện pháp này giúp dọn dẹp sạch sẽ dải tần low mids, giúp bài nhạc trở nên thoáng và nhẹ nhàng hơn.

Tại dải tần 250 Hz đến 500 Hz thì thường chia làm hai vùng quan trọng, đó là vùng 250 Hz đến 300 Hz và vùng 300 Hz đến 500 Hz. Tại dải tần 250 Hz đến 300 Hz, nếu quá nhiều năng lượng tập trung tại vùng tần số này, âm thanh sẽ bị ù và nặng nề. Trong khi đó, tại dải tần 300 Hz đến 500 Hz, đây là vùng tạo cảm giác chật hẹp cần được chú ý xử lý khi cần thiết.

Làm rộng sound hơn để giúp âm thanh thoáng hơn

Một cách hiệu quả nữa đó là thay vì gốp tất cả các âm thanh đều ở giữa (Mid), thì bạn có thể làm rộng các sound hơn sang hai bên (Side). Điều này sẽ giúp các âm thanh trở nên thoáng đãng hơn rất nhiều. Ví dụ như bạn sắp xếp Kick và Bass sẽ chủ đạo tập trung ở giữa, những sound như Piano, Guitar sẽ thoáng và rộng hơn, những sound phụ như Pad sẽ rộng hơn hẳn. Nhờ đó âm thanh trở nên cân bằng hơn thay vì tất cả đều tập trung ở giữa.

Bạn cũng có thể sử dụng hai công cụ hiệu quả khác đó là Panning giúp âm thanh được chia sang tai trái và tai phải, và một công cụ nữa cũng rất hiệu quả là Reverb, Delay giúp âm thanh trở nên xa tai người nghe hơn. Những cách làm này giúp bản phối không những giảm được tình trạng boxy mà còn giúp bài nhạc có chiều sâu hơn rất nhiều.

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết này, chúng ta đã cùng hiểu hơn về tình trạng boxy trong bản phối cũng như những cách đơn giản giúp cải thiện vấn đề này. Rất hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Xin chào và hẹn gặp lại.

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận

Hiển Sàn

About Author

Mình là Đàm Vinh Hiển. Mình là một Producer tự do. Mình từng hợp tác và làm nhạc cho một số nghệ sĩ như ca sĩ Thu Thuỷ, rapper Robber (quán quân Rap Việt), Winno (Hustlang), nhạc sĩ Phương Duy Anh (sáng tác ca khúc Giả vờ yêu), Zenkey … Mình cũng từng được duyệt và phát hành một số bản Remix trên các nền tảng như Dzus Records, Hoa hồng dại, Nhaccuatui … Hiện mình cũng đang hợp tác với Song Đạt Media để tuyển dụng các Music Producer làm nhạc và tìm mua các bài nhạc chất lượng để phát hành. Hy vọng với kinh nghiệm của mình có thể giúp đỡ các bạn làm nhạc hay hơn nữa với FL Studio.

Bài viết liên quan

Mixing cơ bản

Giới thiệu âm Mid, âm Treble

Mặc dù âm bass có vai trò quan trọng trong chất lượng âm thanh nhưng chỉ có mình nó thì
Mixing cơ bản

EQ là gì?

EQ trong âm nhạc hiểu đơn giản là thiết bị giúp thay đổi âm sắc của âm thanh, bằng cách
Chat hỗ trợ
Chat ngay