Mixing cơ bản

Reverb là gì?

Chắc hẳn đã rất nhiều lần, các bạn đeo tai nghe và nghe 1 bài hát và cảm nhận rõ ràng rằng mình đang đứng ở trong một căn phòng rất rộng, hoặc một hang động đúng như giai điệu của bài hát đang hát. Lời người hát cứ vang vọng lặp đi lặp lại nhỏ dần nghe rất thích và thú vị? Vâng, chính là nó, cái lặp đi lặp lại đó chính là tiếng reverb, nhưng nói thế thì sơ sài quá, bài này sẽ giải thích cho các bạn biết tiếng reverb là gì? Và có những loại reverb nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé!

Nguồn: amthanhthudo.com

REVERB LÀ GÌ?

Thử tưởng tượng xem nhé, giả sử bạn đang ở trong một căn phòng rộng lớn (cỡ nhà quốc hội) bạn hét to AAAA, ngay sau đó bạn sẽ nghe tiếng vọng A..A..A..A. Âm thanh của bạn phát ra vọng và sau đó va đập vào các bề mặt căn phòng, phản xạ tán loạn liên tục với nhau tạo thành tiếng Reverb, nó giúp cho bạn cảm giác được không gian của căn căn phòng đó nhỏ hay to, gần hay xa và cả cảm giác về cảm xúc (lạnh, ấm, gần gũi, kỳ ảo, chân thực…). Để hiểu hơn về reverb, bạn nên tìm hiểu các kiến thức nền sau đây:

Ở mỗi không gian khác nhau sẽ có những kiểu Reverb khác nhau (chúng ta sẽ cùng phân tích ở bên dưới), bạn ở trong phòng khách thì chắc chắn reverb của bạn sẽ không nghe sâu và rõ ràng như trong hang động, bạn ở trong xe hơi thì chắc chắn reverb của bạn sẽ ko vang như trong phòng khách,…

Cùng với đó, cái vật liệu âm thanh làm ra phòng hoặc không gian nơi reverb xuất hiện cũng là một nhân tố quyết định đến reverb, vật liệu cứng sẽ phản xạ âm thanh tốt hơn vật liệu mềm, bề mặt phẳng thì phản xạ tốt hơn bề mặt gồ ghề,… Đây chính là lý do vì sao trong phòng karaoke chuyên nghiệp người ta thường gắn những miếng “mút” mềm, còn trong nhà hát thì người ta cần đột vang nên sẽ trong bị bằng vật liệu cứng và nhẵn. Tiếng reverb này cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho loa bị rè, sôi các bạn nên biết cách xử lý nếu gặp tình trạng này nhé!

Giải thích 1 chút nhé? Vì sóng âm từ miệng bạn phát ra di chuyển qua không khí mất một khoảng thời gian nào đó nhất định để chạm đi dược tới bề mặt phản xạ âm thanh (vách đá, tường, trần nhà…). Khoảng cách này càng lớn (hoặc nhỏ) thì thời gian để bạn nghe thấy sóng âm dội lại càng dài (ngắn) khiến bạn có cảm giác không gian càng lớn (hoặc bé).

Sóng âm phản xạ lên trần nhà và bị yếu đi

Nhìn hình trên ta có thể thấyTùy vào bề mặt vật liệu, sóng âm bị hấp thụ/biến đổi theo các cách khác nhau (như ví dụ trên là sóng âm bị triệt tiêu trên trần là làm cho tiếng reverb bị yếu) rồi mới phản xạ lại. Điều đó giúp bạn có cảm giác cảm xúc (không gian lạnh hay ấm, bí bách hay thoáng đãng, thực hay hư…) do sóng âm đã bị hấp thụ và biến đổi chất âm trên đường quay trở lại tai bạn.

Chính vì vậy, dù cho bạn có ở trong 2 căn phòng có kích thước, diện tích không gian, chất liệu tường, sàn, trần giống hệt nhau nhưng đồ vật bên trong khác nhau, bạn sẽ có cảm giác về không gian khác nhau vì nó sẽ va đập vào rất nhiều thứ trước khi sóng âm trở lại tai bạn

Điều thú vị: bạn có biết rơi định vị đường đi bằng cách nào không? Đó là nó sử dụng reverb đó.

REVERB hoạt động như thế nào?

Reverb là kết quả của âm thanh vang vọng lên tường, sàn nhà, trần nhà, vách đá (tức là không gian nơi âm thanh được phát ra) và dội lại. Ví dụ, khi bạn hát trong hội trường lớn, điều đầu tiên bạn nghe thấy chính là âm thanh trực tiếp. Sau đó, các bạn sẽ nghe thấy âm thanh dội ra những bức tường gần đó, và sau đó vang vọng từ khắp nơi. Sự phản hồi âm ban đầu bạn nghe được từ các bức tường và tiếng vang sau đó được gọi chung là tiếng “reverb”.

Ứng dụng của REVERB là gì?

Trong bất kỳ hệ thống âm thanh hội trường hoặc trong dàn karaoke nào chắc chắn đều phải sử dụng đến reverb để âm thanh được hay hơn, đặc biệt là xử lý tiếng micro karaoke. Có tiếng reverb sẽ giúp người hát cảm thấy nịnh giọng hơn rất nhiều so với chỉ có tiếng Echo thông thường. Thêm vào đó như đã phân tích ở trên, tiếng reverb nó còn tạo cảm giác được cho người nghe về không gian, cảm xúc nơi bài hát được thể hiện nên nó sẽ tạo cảm hứng hơn cho người nghe rất nhiều.

Vai trò cốt lõi nhất của Reverb là gắn kết các nguồn âm thanh khác nhau và đưa chúng vào cùng một không gian chung. Khi sử dụng Reverb trong chỉnh nhạc, hãy luôn luôn nhớ tới vai trò cốt lõi này để tránh đi ngược lại với mục đích của Reverb (ví dụ: tiếng người hát thì phải vang và tạo độ ấm chứ đừng tạo cái ồm ồm nghe không hay). Nếu không có reverb ta sẽ nghe thấy sẽ bài hát là một hỗn hợp âm thanh rời rạc, tách biệt và như thể không phải nằm cùng trong 1 bài nhạc hay.

Việc xử lý vang số sẽ rất quan trong và cần thiết nếu bạn là người đã từng dùng vang số karaoke hoặc vang cơ thì chắc chắn sẽ biết điều này. Đây là phần chỉnh “khó” và quan trọng nhất trong chỉnh micro để có được 1 bài hát hay.

Các chế độ Reverb (Room Mode)

Như đã phân tích ở trên,vì mỗi không gian có một đặc tính âm học khác nhau. Cảm giác khi hát trong phòng ngủ và khi chính giọng hát đó hát tại quán hát là hoàn toàn không “liên quan”. Chính vì vậy việc hiểu bản chất của các chế độ reverb sẽ giúp bạn chỉnh âm thanh hay hơn đặc biệt nếu bạn chỉnh vang số hoặc chỉnh vang cơ thì sẽ biết việc này là quan trọng nhất.

Rooms Reverb – Căn phòng thông thường

Chế độ Room tái hiện lại không gian của các căn phòng nhỏ với trần nhà tương đối thấp, vật liệu chủ yếu là bê tông, gỗ với bề mặt nhẵn phẳng đồng thời có rất nhiều đồ vật nên âm thanh va đập cực kỳ lộn xộn.Không gian này có thể là phòng khách, phòng ngủ, phòng thu âm hay thậm chí… phòng tắm.

Khi nghe tiếng reverb từ phòng này, bạn sẽ thấy không gian nó không được rộng một cách rất dễ dàng. Nếu bạn setup hệ thống âm thanh karaoke cho phòng này, bạn cần lưu ý đặc biệt đến việc cách đặt loa theo không gian hiệu quả để âm thanh ra được hay và đảm bảo nhất.

Halls Reverb – Khán phòng/Hội trường

Đây là chế độ Reverb cho không gian rộng lớn nhất và đồng thời cũng bị lạm dụng (một cách thiếu hiểu biết) nhiều nhất bởi những người mới căn chỉnh âm thanh, đặc biệt nếu là công ty âm thanh uy tín thì sẽ rất hay phải chỉnh ở các hệ thống khán phòng có không gian rộng.

Hãy nhớ rằng, chế độ Hall giúp bài hát của bạn như được chơi ở một không gian lớn chứ không phải nó đồng nghĩa với việc làm nhạc cụ nghe “bao la”, “lớn” hơn. Cơ bản thì so với Room reverb, hall reverb tại tạo nhiều âm thanh phản xạ tổng thể nghe có vẻ sâu hơn, ngọt ngào hơn. Nếu chỉnh không chuẩn, tiếng reverb có thể sẽ rất tù và “thừa”.

Chamber Reverb

Bill Putnam (người sáng lập Universal Audio) là người đã sáng tạo ra loại Chamber Reverb này năm 1947. Và sau này được sử dụng rất rộng rãi và áp dụng rất triệt để trong các dàn karaoke. Đặt một chiếc loa karaoke BMB để phát nguồn âm thanh vào một căn phòng với các tấm phản âm. Đặt tiếp 1 micro có độ nhạy cao như micro SHURE trong cùng căn phòng để thu lại âm thanh phản xạ kèm theo âm thanh gốc. Thế là bạn đã có Reverb Chamber.

Khi sử dụng Chamber Reverb thì bạn sẽ thấy bài hát và đặc biệt là giọng hát nghe sâu hơn, như ở trong một không gian rộng lớn mà lại ít âm phản xạ ban đầu vốn dễ làm đục và “nhuộm màu” bài hát hơn. Quá tuyệt!

Plate Reverb

Năm 1957, Elektro-Mess-Technik (EMT) – một công ty của Đức – đã phát minh ra EMT 140 – sản phẩm cho âm thanh Plate Reverb đầu tiên trên thế giới. Đây là loại Reverb cơ khí (mechanical reverb) được tạo ra không nhằm mục tiêu để tái hiện lại bất cứ một không gian cụ thể nào.

Cách thực hiện là, Plate Reverb được chế tạo ra bởi các tấm kim loại lớn tích điện rung động theo âm thanh/âm nhạc phát từ 1 máy biến năng được cài thẳng vào tâm của chúng. Một hoặc nhiều Pickup được gắn lên đó (thường là vào mép) sẽ hấp thụ lại rung động tạo ra từ các tấm kim loại này.

Plate Reverb cho âm thanh dày, ấm giống căn phòng tự nhiên nhưng có chất âm cực kỳ độc đáo và các loại reverb khác không có bởi kim loại rung động rất mạnh.

Spring Reverb

Ra đời vào những năm 60 và thịnh hành nhất vào những năm 70. Cơ chế làm việc rất đơn giản nó tương tự Plate Reverb nhưng thay các tấm kim loại tích điện bằng… lò xo. Vì lò xo chiếm ít không gian hơn các tấm kim loại!

Spring Reverb cho âm thanh đặc trưng nghe ong ong, có chất kim khí như khi nhún và thả tay nhanh khỏi 1 chiếc lò xo. Loại reverb này thường dùng trong các hệ thống âm thanh nhà xưởng vì không gian nơi đây cũng rất rộng và cần spring Reverb để xử lý tiếng cho âm thanh hay hơn.

Impulse Response

Dùng Impulse Response ứng dụng trong Reverb, các bạn có thể tái hiện tất cả mọi thứ ví dụ như trong nhà quốc hội, hang động , phòng tắm hoặc thậm chí là nhà hát Opera Sydney chỉ sau 1 cú nhấp chuột mà thôi.

Kể cả các dòng Equalizer vài chục triệu chỉ cần bạn dùng Impulse Response cũng có thể tái hiện nó lại 1 cách vô cùng chính xác và chân thực. Impulse Response có thể xử lý được cả các bài nhạc Lossless không hề kém bất kỳ một dòng thiết bị nào hiện nay trên thị trường.

Nguồn: amthanhthudo.com

Đánh giá bài viết
Bình luận

Hiển Sàn

About Author

Mình là Đàm Vinh Hiển. Mình là một Producer tự do. Mình từng hợp tác và làm nhạc cho một số nghệ sĩ như ca sĩ Thu Thuỷ, rapper Robber, Winno (Hustlang), nhạc sĩ Phương Duy Anh (sáng tác ca khúc Giả vờ yêu) … Mình cũng từng được duyệt và phát hành một số bản Remix trên các nền tảng như Dzus Records, Hoa hồng dại, Nhaccuatui … Hiện mình cũng đang hợp tác với Song Đạt Media để tuyển dụng các Music Producer làm nhạc và tìm mua các bài nhạc chất lượng để phát hành. Hy vọng với kinh nghiệm của mình có thể giúp đỡ các bạn làm nhạc hay hơn nữa với FL Studio.

Bài viết liên quan

Mixing cơ bản

Giới thiệu âm Mid, âm Treble

Mặc dù âm bass có vai trò quan trọng trong chất lượng âm thanh nhưng chỉ có mình nó thì
Mixing cơ bản

EQ là gì?

EQ trong âm nhạc hiểu đơn giản là thiết bị giúp thay đổi âm sắc của âm thanh, bằng cách
Chat hỗ trợ
Chat ngay