Nhạc lý luôn là phần mà bất kỳ các bạn mới học nhạc hay mới học FL Studio lo ngại. Nhằm mục đích giúp đỡ các bạn nhanh chóng tiếp cận được nhạc lý và có những kiến thức cơ bản đủ dùng để làm nhạc, HocFLStudio.com sẽ hướng dẫn bạn làm quen với nhạc lý siêu cơ bản cùng FL Studio nhé.
Thêm nhạc cụ ảo
Đầu tiên chúng ta sẽ mở FL Studio lên, mở Channel Rack và thêm plugin FLEX. Chúng ta lựa chọn thư viện Essential Piano và chọn một tiếng Piano nào đấy để học nhé.
Nếu như bạn còn chưa biết cách thêm nhạc cụ trong FL Studio, các bạn hãy xem bài viết Hướng dẫn chức năng và các thao tác cơ bản trong FL Studio nhé.
Piano Roll
Giờ chúng ta sẽ mở Piano Roll của nhạc cụ FLEX lên (mở Channel Rack, chuột phải vào FLEX và chọn Piano Roll). Khung làm việc Piano Roll sẽ hiện ra.
Các bạn có thể thấy, bên trái của chúng ta là các nốt nhạc, và chúng ta sẽ soạn các nốt nhạc ở khung làm việc chính giữa.
Các nốt nhạc bên trái có các chữ là C,D,E,F,G,A,B. Tương ứng với nó là các nốt Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si. Bạn có thêm bảng ở dưới để dễ hiểu:
C | Đồ |
D | Rê |
E | Mi |
F | Fa |
G | Sol |
A | La |
B | Si |
Hiện hết các nốt nhạc
Để dễ làm việc, chúng ta sẽ cho hiển thị hết các nốt nhạc bằng cách. Bạn làm theo hình ở dưới. View (ở góc trái Piano Roll) / Key labels / All notes
Lúc này, các nốt ở phím trắng đã hiện lên hết.
Con số bên phải các nốt là gì
Chúng ta sẽ nhìn thấy bên phải các nốt có các con số. Ví dụ là A4, B4, C5, D5 … tuần tự. Thì các con số này đại diễn cho Quãng. Trong Piano Roll và FL Studio, bạn kéo xuống dưới cùng. Thấp nhất là C0 và cao nhất là B10. Càng lên các quãng cao hơn thì cao độ lại càng cao, các nốt bạn nghe được càng cao. Càng xuống thấp thì các nốt lại càng trầm. Còn các nốt thì tuần tự lặp lại theo từng quãng.
Ví dụ như nốt C5 và C6, đều sẽ là nốt Đô, nhưng C6 thì có quãng cao hơn C5 và nghe cao hơn, nhưng thực tế nó vẫn là nốt Đô.
Tôi có cần phải nhớ các nốt nhạc?
Thực tế là với FL Studio, bạn sẽ không quá cần thiết phải nhớ nốt nhạc. Ví dụ bạn sẽ không cần thiết phải nhớ G là Sol, F là Fa. Trên thực tế, bạn cứ nhớ trong đầu và gọi chúng là C,D,E … cũng được. Trên thực tế sau một thời gian làm, bạn sẽ thấy tự bạn nhớ được các nốt một cách tự nhiên mà không cần cố gắng. Miễn quan trọng là bạn không ngừng học tập để nhạc hay lên và không bị sai tone.
Các phím đen là nốt gì?
Giờ chúng ta sẽ học về các phím đen. Chúng ta có thể thấy xen kẽ các phím trắng sẽ xuất hiện có một vài phím đen (lưu ý không phải giữa phím trắng nào cũng có phím đen). Trong FL Studio, khi bạn soạn nốt ở phím đen, bạn sẽ thấy biểu tượng dấu #. Đọc là Thăng.
Bạn hiểu đơn giản, ví dụ giữa nốt C và D (là 2 phím trắng), sẽ có 1 phím đen, đó là nốt C#. Tức là nốt C# phím đen này, có cao độ cao hơn nốt C nhưng lại dưới nốt D. Bạn hiểu đơn giản nó ở giữa như vậy là được.
Một cách gọi khác của những nốt thăng này là dấu giáng. Ký hiệu là b nhỏ. Ví dụ C# sẽ được viết khác là Db. Db gọi là Rê giáng. Còn C# gọi là Đô thăng. Chúng ta đã biết ở trên, 2 phím trắng liền nhau ví dụ là C và D, ở giữa nó sẽ là nốt C# (hoặc viết là Db). Bạn đã hiểu quy luật rồi chứ.
Một ví dụ khác là nốt D# (đọc là Rê thăng), sẽ được gọi một cách tên khác là Eb (đọc là Mi giáng). Và nốt D# này sẽ ở giữa 2 nốt D và E.
Dấu thăng trong FL Studio
Ở Piano Roll của FL Studio, chúng ta sẽ luôn thấy dấu #. Rất dễ để chúng ta làm. Tuy nhiên, ví dụ bạn xem hợp âm trên các trang web, thỉnh thoảng sẽ thấy sự xuất hiện của dấu giáng. Bạn chỉ cần nhớ quy luật ở trên là sẽ hiểu nhé.
Các nốt trong 1 quãng
Bạn sẽ thấy các nốt trong một quãng từ thấp tới cao trong FL Studio sẽ được hiển thị như sau:
Bạn chú ý, giữa 2 nốt E và F và giữa 2 nốt B và C sẽ không có phím đen nhé.
Hợp âm
Hợp âm là tập hợp các âm thanh theo một trật tự nhất định. Để dễ hiểu, thì cứ trên 3 nốt trồng lên nhau, thì được gọi là một hợp âm.
Trong Piano Roll của FL Studio, chúng ta học các nốt trong hợp âm rất đơn giản.
Hợp âm trưởng
Bạn nhìn trên hình, là hợp âm trưởng (major). Gọi là hợp âm Đô trưởng, hoặc C Major chord. Bạn sẽ thấy nốt dưới cùng là nốt C (nốt Đô), tiếp theo là nốt E (Mi) và nốt G (Sol). Bạn đếm từ nốt C (là nốt dưới cùng) lên E (là nốt ở giữa) có 3 nốt, từ E (nốt ở giữa) lên nốt G (nốt trên cùng) là 2 nốt. Đó là cấu tạo của một hợp âm trưởng.
Thời điểm ban đầu, bạn hiểu đơn giản như vậy là đã có thể soạn được hợp âm trưởng.
Hợp âm thứ
Điểm khác biệt duy nhất của hợp âm thứ, so với hợp âm trưởng (ví dụ hợp âm Đô trưởng và Đô thứ), là nốt ở giữa. Bạn xem hình:
Như hình bạn đang xem, được gọi là hợp âm thứ (minor). Cụ thể là hợp âm Đô thứ hoặc C minor chord. Bạn nốt nốt dưới cùng (nốt C) và nốt trên cùng (nốt G) của hợp âm thứ này giống hệt hợp âm C major. Điểm khác biệt là nốt giữa của hợp âm thứ là nốt D# (Rê thăng). Nhìn trong Piano Roll, từ nốt C (dưới cùng) lên nốt giữa (D#) là 2 nốt, từ nốt D# (ở giữa) lên nốt G (trên cùng) là 3 nốt. Đó là cấu tạo của một hợp âm thứ.
Một số ví dụ hợp âm trong FL
Với cách nhớ ở trên, bạn sẽ dễ dàng nhớ được và gọi tên các hợp âm. Ví dụ:
Kiểm tra các hợp âm khó
Ngoài ra hai hợp âm trưởng và thứ này, trên thực tế còn rất nhiều hợp âm khác như hợp âm màu, hợp âm 7, hợp âm Dim… Chúng ta sẽ có 1 trang web, giúp bạn tìm được cấu tạo của các hợp âm ấy rất dễ. Đó là website:
Website: https://www.chords.vip/vi/chords
Ở Website này, bạn chỉ cần gõ hợp âm ở công cụ Search, cấu tạo của các nốt ấy sẽ hiện ra ở cột bên phải.
Soạn hợp âm trên FL Studio
Như vậy là bạn đã hiểu cơ bản về các hợp âm cơ bản, giờ bạn hãy soạn các hợp âm ấy lên FL Studio. Bạn có thể truy cập trang web http://hopamchuan.com để tìm những bài hát bạn yêu thích và soạn hợp âm cho chúng.
Cách soạn hợp âm trên FL Studio
Việc soạn hợp âm trong FL Studio thực sự là không khó, tuy nhiên, đối với bạn mới học, chúng ta rất dễ soạn lệch nhịp hát của ca sĩ. Để giải quyết khó khăn này, các bạn cần xem các bài học khác nhé.