Nhạc lý cơ bản

Tìm hiểu về âm giai của bài hát

Âm giai hay còn gọi là Scale, là một phần rất quan trọng trong âm nhạc. Ở bài viết này, hãy cùng HocFLStudio.com tìm hiểu về âm giai và cách sử dụng chúng trong FL Studio nhé.

Định nghĩa

Trong âm nhạc, như chúng ta đã biết, gồm có 12 nốt nhạc: C C# D D# E F F# G G# A A# B

Vậy thì Âm giai là tập hợp các nốt từ thấp đến cao được chọn trong 12 nốt nhạc trên. Và chúng được “chọn” theo nhiều quy luật khác nhau tùy mục đích của mỗi người chơi.

Tên gọi

Nếu như gọi là âm giai thì rất có thể bạn nghe lần đầu, nhưng thực ra Âm giai có các tên gọi khác như: scale, giọng, gam, tone, key, thang âm.

Các loại âm giai

Cơ bản thì chúng ta có âm giai trưởng và âm giai thứ. Tuy nhiên, bạn cần biết là có rất nhiều kiểu âm giai khác nhau. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 âm giai phổ biến là âm giai trưởng và âm giai thứ.

Tại sao lại cần âm giai

Các bạn chỉ cần hiểu đơn giản, khi chúng ta có âm giai, tức là chúng ta có được những nốt nhạc mà những nốt nhạc ý “hợp” với bài chúng ta đang làm. Ví dụ bài ấy ở âm giai Đô thứ. Thì tức là tập hợp các nốt trong âm giai Đô thứ ấy, chúng ta có thể soạn được hợp âm và các nốt giai điệu của bài, và các nốt hợp âm hay giai điệu ấy đều nằm trong tập hợp các nốt của âm giai Đô thứ.

Vì thế, chúng ta sẽ không lo lắng chúng ta soạn nhạc bị lệch tone, nếu như chúng ta xác định được đúng âm giai của bài.

Âm giai của bài hát xem ở đâu?

Bạn còn nhớ trang web hopamchuan.com chứ, ở góc trái của các bài hát, chúng ta sẽ nhìn thấy biểu tượng âm giai của bài hát ấy.

Như trong hình trên, âm giai của bài này là Em.

Ký hiệu âm giai

Chúng ta đang tìm hiểu 2 dạng âm giai cơ bản là âm giai trưởng và âm giai thứ.

Ký hiệu âm giai trưởng

Âm giai trưởng thì sẽ có ký hiệu là một chữ cái hoa. Ví dụ:

Ký hiệu âm giai thứ

Âm giai thứ thì có một chữ cái hoa và chữ m ở sau (viết tắt của minor).

Capo là gì?

Khi bạn tìm hợp âm trên hopamchuan.com nhiều khả năng, thỉnh thoảng bạn sẽ thấy chữ Capo. Vậy Capo là gì và bạn cần lưu ý gì? Thực ra đây là sai lầm rất nhiều bạn mới học nhạc mắc phải, bạn chú ý nhé.

Trang hopamchuan.com chủ yếu dành cho các bạn trẻ thích cover Guitar tại bài hát yêu thích. Với công cụ Capo, các bạn có thể dễ dàng tăng tông của bài hát. Ví dụ như bài này:

Chúng ta nhìn thấy chữ Capo 5, tức là bài này được soạn hợp âm lên 5 tông. Tone gốc của bài là Dm, nhưng bài này được hopamchuan lại soạn Tone Am. Đó là vì khi đánh Guitar ở tone Am sẽ dễ hơn so với tone Dm. Các bạn đánh Guitar ở tone Am, kẹp capo 5 tức là lên 5 tông, sẽ ra tone Dm.

Đó là lý do các bạn cần chọn lại đúng tone của ca sĩ, bằng cách ấn dấu + hoặc – để về đúng Tone rồi mới soạn hợp âm.

Tại sao tôi soạn đúng hợp âm như trên mạng và vẫn ngang?

Có nhiều lý do khiến bạn soạn hợp âm mà vẫn ngang, lý do chủ yếu là bạn chưa xác định được đúng giọng của bài hát. Trong thực tế, cũng có rất nhiều trang web (kể cả hopamchuan) có thể vẫn cung cấp sai hợp âm của bài.

Như vậy, bạn cần dựa vào đôi tai của mình, để xác định xem mình đã soạn hợp âm đúng chưa, giọng đó là đúng là giọng của bài chưa? Khả năng này sẽ được tiến bộ theo thời gian. Nhưng đó là kỹ năng cực kỳ quan trọng mà bạn cần luyện.

Các cách tìm âm giai của bài

Có các cách tìm âm giai của bài như sau mà bạn có thể tham khảo.

Virtual DJ

Đây là phần mềm giúp bạn xác định Key của bài rất nhanh và thuận tiện. Bạn chỉ cần kéo bản âm thanh vào đĩa xoay, bấm vào Key để nó hiện ra gam của bài là gì. Tuy nhiên hãy cẩn thận về độ chính xác của nó nhé.

Hopamchuan.com

Đây là ngân hàng dữ liệu bài hát lớn nhất Việt Nam. Bạn search và tìm phiên bản ưng ý, sau đó xem scale của bài là gì.

chordify.net

Cũng dựa vào AI và các thuật toán riêng, trang web này cũng giúp chúng ta tìm ra được giọng của bài. Bạn chỉ cần copy link youtube và ô tìm kiếm và đợi nó ra kết quả (ở chữ transpose)

Tunebat.com

Đây là trang web tổng hợp rất nhiều thông số liên quan đến scale, tempo của bài hát. Bạn hãy tìm kiếm bài hát bạn muốn tìm và xem xem tempo bài ấy là gì nhé. Thường thì dữ liệu ở đây cung cấp rất chính xác.

Bật gợi ý Scale trong FL Studio

Sau khi đã xác định được âm giai của bài, bạn hãy bật gợi ý Scale trong FL Studio lên để thuận tiện cho việc làm nhạc.

Bạn sẽ bám vào mũi tên góc trái Piano Roll, View / Scale highting. Ở cột nốt, bạn chọn nốt của Scale. Ở cột phải bên cạnh, bạn chọn Major (nếu là scale trưởng) hoặc Minor Natural (Aeolian) (nếu là scale thứ).

Những nốt mờ sẽ hiện ra trong Piano Roll, đó chính là tập hợp các nốt trong Scale gợi ý mà bạn chọn.

Soạn giai điệu dựa trên Scale

Khi bạn đã bật Scale Highligting lên rồi, bạn có thể dễ dàng soạn các nốt giai điệu bám vào các nốt trong Scale ấy. Và nhạc sẽ không bị sai hay lệch tone nếu như bạn đã xác định được đúng Scale của bài, nhưng cần soạn giai điệu sao cho hợp nhé.

Cặp giọng song song

Cặp giọng song song hay còn gọi là âm giai tương đương, bạn hiểu đơn giản là luôn có các cặp âm giai trưởng thứ có cùng tập hợp các nốt với nhau.

Ví dụ âm giai C sẽ có cùng tập hợp các nốt giống âm giai Am.

Chúng ta sẽ nhìn các cặp âm giai trưởng thứ tương đương nhau ở bảng dưới:

Âm giai trưởngÂm giai thứ
CAm
GEm
DBm
AF#m
EC#m
BG#m
F#D#m
C#A#m
G#Fm
D#Cm
A#Gm
FDm

Tổng kết

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản, giúp bạn hiểu được âm giai và cách sử dụng chúng trong FL Studio. Đây là phần rất quan trọng giúp bạn làm nhạc sau này, vì thế, hãy cố gắng nâng cao kỹ năng để xác định được đúng âm giai của bài, tránh làm nhạc bị sai tone lệch tone nhé.

5/5 - (7 bình chọn)
Bình luận

Hiển Sàn

About Author

Mình là Đàm Vinh Hiển. Mình là một Producer tự do. Mình từng hợp tác và làm nhạc cho một số nghệ sĩ như ca sĩ Thu Thuỷ, rapper Robber, Winno (Hustlang), nhạc sĩ Phương Duy Anh (sáng tác ca khúc Giả vờ yêu) … Mình cũng từng được duyệt và phát hành một số bản Remix trên các nền tảng như Dzus Records, Hoa hồng dại, Nhaccuatui … Hiện mình cũng đang hợp tác với Song Đạt Media để tuyển dụng các Music Producer làm nhạc và tìm mua các bài nhạc chất lượng để phát hành. Hy vọng với kinh nghiệm của mình có thể giúp đỡ các bạn làm nhạc hay hơn nữa với FL Studio.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nhạc lý cơ bản

Arpeggios là gì?

Trong quá trình làm nhạc, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp từ Arp. Vậy Arp là gì và ứng dụng
Nhạc lý cơ bản

Các loại giọng hát trong thanh nhạc cổ điển

Về cơ bản giọng hát trong thanh nhạc cổ điển chia làm 4 giọng chính: Bass, Tenor, Contralto và Soprano.
Chat hỗ trợ
Chat ngay