Tổng hợp VST

Giảm cộng hưởng tự động với VST Soothe 2

Được rất nhiều Producer nổi tiếng khuyên dùng, Soothe 2 đã trở nên rất phổ biến trong cộng động những người làm nhạc hiện nay. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vai trò và cách sử dụng VST Soothe 2 trong Mixing và Mastering bạn nhé.

Soothe 2 là gì và sử dụng nó trong những trường hợp nào?

Soothe 2 là một VST giúp tự động giảm những cộng hưởng không mong muốn, được sử dụng để tác động xử lý tới các tần số khó chịu mà không làm mất đi âm sắc của âm thanh. Soothe 2 thường được sử dụng phổ biến trong Mixing và Mastering với vai trò làm sạch các dải tần và giúp âm thanh trở nên mượt mà, dễ chịu hơn.

 

Soothe 2 thường được sử dụng chủ yếu với Vocal, các Track Bus (nhóm nhiều nhạc cụ với nhau như Drum Bus, Instrument Bus …) hay được sử dụng với những âm thanh bất kỳ mà bạn mong muốn có nhiều tần số gây um hoặc chói tai (ví dụ Guitar điện, Bass …).

Hướng dẫn sử dụng Soothe 2 cơ bản

Thực tế, Soothe 2 rất dễ sử dụng và nhà sản xuất đã tối ưu giúp VST này đã gần như tự động hóa làm sạch và làm mềm lại âm thanh của bạn. Mặc dù giao diện của Soothe 2 có thể khiến bạn nghĩ rằng nó là một EQ tĩnh hoặc động, nhưng thực tế, nó hoạt động theo cách hoàn toàn khác. Soothe 2 hoạt động như một hệ thống giúp tự động xác định những tần số cộng hưởng, gây um, gây chói, gây khó chịu và loại trừ chúng. Bạn có thể can thiệp và tinh chỉnh các tham số để Soothe 2 hoạt động đúng theo yêu cầu của mình.

Ở màn hình chính, chúng ta sẽ thấy các dải tần được Soothe 2 xử lý. Khác với EQ, những đường Low Cut, High Cut hay Bell … ấy là vùng chọn mà bạn xác định để Soothe 2 tìm kiếm và loại trừ các dải tần khó chịu không mong muốn. Ví dụ bạn muốn loại bỏ những âm thanh không mong muốn ở dải Mid, bạn chỉ cần tăng vùng chọn ở dải Mid và Soothe 2 sẽ tác động mạnh vào vùng đấy.

Bên cột trái sẽ là những thông số giúp bạn tùy chỉnh Soothe 2.

Soft và Hard Mode

Đây là hai chế độ làm việc của Soothe 2 khi tác động. Soft mode giúp tác động nhẹ nhàng hơn với âm thanh, phù hợp với Vocal hay những nhạc cụ mềm mại, nhẹ nhàng (như piano, violin …). Hard mode ngược lại, tác động mạnh tới các nhạc cụ, nó phù hợp cho những nhạc cụ như Guitar điện, Drum … có âm thanh mạnh mẽ.

Depth

Được  hiểu như mức độ mạnh yếu mà Soothe 2 tác động. Bạn để Depth bằng 0 tức là Soothe tác động vào âm thanh ở mức bằng 0 (âm thanh gốc ban đầu), bạn để Depth cao hơn thì Soothe 2 sẽ xử lý mạnh hơn. Nếu Depth quá cao, âm thanh sẽ mất đi phần nào độ tự nhiên và trở nên quá mượt mà.

Sharpness và Selectivity

Hai núm vặn này giúp điều chỉnh và kiểm soát chi tiết những vùng được xử lý. Sharpness giúp kiểm soát độ sắc nét của vùng chọn khi xử lý.

Nếu Sharpness quá thấp, Soothe 2 sẽ xử lý rộng rãi toàn bộ dải tần, thay vì chỉ tác động vào các tần số cụ thể. Ngược lại, nếu bạn để Sharpness càng lớn, VST sẽ tác động chi tiết vào các tần số nhỏ hơn trong dải tàn mà bạn chọn.

Còn Selectivity giúp điều chỉnh mức độ mà Soothe tập trung vào tần số cụ thể. Nếu Selectivity ở mức thấp, Soothe 2 sẽ tác động rộng vào toàn bộ vùng tần số được chọn, thay vì chỉ tập trung vào điểm cao nhất. Nếu bạn đặt Selectivity ở mức cao nhất, VST sẽ tác động chủ yếu vào phần đỉnh mà bạn chọn, các tần số ở xung quanh sẽ có tác động ít hơn.

Delta và Bypass

Đây là hai tùy chọn hữu ích khi bạn muốn so sánh âm thanh trước và sau khi tác động bởi Soothe 2. Tích chọn Delta giúp bạn chỉ nghe được phần âm thanh xấu đã bị loại bỏ. Tích chọn Bypass giúp bạn so sánh âm thanh trước và sau khi được xử lý.

Sidechain với Soothe 2

Đây là một trong những tính năng rất hay của Soothe 2, nó giúp âm thanh của bạn hòa quyện hơn với bản phối nhờ tính năng Sidechain loại trừ xung đột tần số giữa các âm thanh. Cách thức đó là VST giúp hỗ trợ xử lý sidechain, giúp giảm cộng hưởng giữa hai track ví dụ như Vocal và nhạc cụ.
Tại FL Studio, từ Track Mixer ban đầu, bạn chuột phải vào Track Mixer mà bạn muốn Sidechain, chọn Sidechain to this track. Tại track mà bạn muốn Sidechain, bạn bật Soothe 2, bấm chọn biểu tượng phích cắm và răng cưa, chọn Processing và chọn Auto map inputs (nếu có nhiều tín hiệu nối vào Track Mixer đó, bạn chuột phải vào ô Sidechain Input và chọn Tracker Mixer mà bạn muốn làm nổi bật). Sau đó, bạn điều chỉnh các thông số sao cho phù hợp như hướng dẫn ở trên.
Đừng quên bật biểu tượng Sidechain ở Soothe 2 nhé

Gợi ý những ứng dụng trường hợp cụ thể

Vocal

Khi xử lý âm thanh là Vocal, bạn có thể sử dụng Soothe 2 với mục đích giảm những âm thanh gây chói tai tại dải tần số cao (từ 5kHz đến 10kHz). Bạn giữ Depth ở mức trung bình và sử dụng Soft mod.

Drum Bus

Với Drum Bus, bạn có thể sử dụng Soothe 2 giúp làm mượt lại các transient quá sắc trong sound Snare hay Cymbal. Bạn có thể tăng Sharpness để tập trung xử lý vào các tần số gây chói tai ấy.

Guitar hoặc Bass

Guitar và Bass hay có những âm thanh bị cộng hưởng không mong muốn ở dải tần thấp (từ 100Hz đến 400Hz) và bạn có thể dùng Soothe 2 để làm sạch vùng này.

Mastering

Bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng VST này trong Mastering, nó sẽ giúp bạn làm sạch các tần số bị cộng hưởng một cách tổng thể và bạn lưu ý sẽ sử dụng nhẹ nhàng để âm thanh giữ được nguyên bản ban đầu nhé.

Lưu ý khi sử dụng Soothe 2

Mặc dù là một VST rất tiện lợi và dễ sử dụng, tuy nhiên bạn cần tránh lạm dụng Soothe 2 vì nó có thể khiến âm thanh mất đi sự sống động. Ngoài ra, bạn cũng luôn cần so sánh trước và sau khi xử lý để đảm bảo bạn đã đạt được mục đích khi sử dụng VST này hay chưa. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo các preset được cung cấp bởi nhà sản xuất. Rất hy vọng bài viết này sẽ giúp ích các bạn, xin chào và hẹn gặp lại.

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận

Hiển Sàn

About Author

Mình là Đàm Vinh Hiển. Mình là một Producer tự do. Mình từng hợp tác và làm nhạc cho một số nghệ sĩ như ca sĩ Thu Thuỷ, rapper Robber (quán quân Rap Việt), Winno (Hustlang), nhạc sĩ Phương Duy Anh (sáng tác ca khúc Giả vờ yêu), Zenkey … Mình cũng từng được duyệt và phát hành một số bản Remix trên các nền tảng như Dzus Records, Hoa hồng dại, Nhaccuatui … Hiện mình cũng đang hợp tác với Song Đạt Media để tuyển dụng các Music Producer làm nhạc và tìm mua các bài nhạc chất lượng để phát hành. Hy vọng với kinh nghiệm của mình có thể giúp đỡ các bạn làm nhạc hay hơn nữa với FL Studio.

Bài viết liên quan

Tổng hợp VST

Những VST miễn phí tốt nhất được sử dụng nhiều (phần 1)

Những VST luôn là những vú khí quan trọng giúp các producer tạo ra được những tác phẩm hay. Tuy
Tổng hợp VST

Những VST miễn phí tốt nhất được sử dụng nhiều (phần 2)

Nối tiếp Seri phần 1, bài viết này HocFLStudio.com tiếp tục giới thiệu cho các bạn những VST miễn phí
Chat hỗ trợ
Chat ngay