Mixing cơ bản

Xử lý khi âm thanh bị đục (Muddiness) trong Mixing

Âm thanh bị đục là một vấn đề phổ biến trong Mixing mà rất nhiều người trong chúng ta gặp phải. Ở trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem những hướng dẫn đơn giản nhất giúp xử lý vấn đề này trong Mixing bạn nhé.

Âm thanh bị đục (Muddiness) là gì?

Âm thanh bị đục là khi các nhạc cụ và Vocal chồng lên nhau ở dải tần khoảng 200 – 500 Hz, gây ra tình trạng mờ mịt, không rõ ràng của bản phối. Đây là một vấn đề rất phổ biến trong Mixing. Bản phối bị đục sẽ khiến cho các nhạc cụ trở nên bị mờ, thiếu chi tiết và không rõ ràng. Khi bạn nghe bài nhạc của mình gặp phải tình trạng này, rất có thể bài nhạc đang bị Muddiness.

Xác định dải tần bị đục

Trước khi đến với những cách giúp xử lý Muddiness, chúng ta cần xác định xem âm thanh bị đục ở dải tần nào, nhạc cụ nào. Bạn có thể dùng cách sử dụng EQ để dò ở dải tần khoảng 200 – 500 Hz hoặc đôi khi dưới 150 Hz hay cao hơn 600 Hz. Những dải tần bị đục sẽ nghe khá dư thừa và bạn có thể dò ra chúng, bạn cũng nên sử dụng tai nghe kiểm âm và xử lý trong phòng yên tĩnh để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, vấn đề cũng nằm ở các nhạc cụ hay Vocal, bạn cũng có thể tắt lần lượt từng nhạc cụ để xem hiện tượng đục có bị hết không, nếu giả sử bạn tắt sound Piano đi và hiện tượng đục đỡ hẳn, thì vấn đề có thể sẽ nằm ở chính sound Piano đấy. Tất nhiên, sẽ có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này và bạn sẽ cần kiểm tra kỹ.

Xử lý âm thanh bị đục với EQ

Khi đã xác định được sound gây ra hiện tượng đục này (có thể không phải là sound riêng lẻ mà là Mixer Bus), bạn sẽ sử dụng EQ để xử lý chúng. Bạn có thể giảm khoảng – 3 đến -5 dB với băng thông rộng để giảm tình trạng này. Nếu như cần thiết, bạn có thể giảm âm lượng các âm thanh không cần thiết gây xung đột, cũng sẽ hỗ trợ đáng kể việc xử lý âm thanh bị đục kết hợp với EQ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Low Cut để loại bỏ những âm thanh không quá cần tới nhiều âm trầm trong khoảng dải tần 80 – 150 Hz.

Sidechain các nhạc cụ

Một cách khác cũng vô cùng hiệu quả để xử lý âm thanh bị đục do nhiều âm thanh chồng chéo lên nhau tại dải tần 200 – 500 Hz, đó là bạn sẽ sidechain các nhạc cụ. Chúng ta thường quen với những cách sidechain giữa Kick và Bass, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng kỹ thuật Sidechain giữa các nhạc cụ (ví dụ Piano và Guitar). Về quy tắc, khi sidechain giữa các nhạc cụ đang xung đột với nhau ở dải tần 200 – 500 Hz, tức là bạn mong muốn khi một âm thanh chính được phát ra (ví dụ như tiếng Bell), thì ngay lập tức âm thanh của bản phối (ví dụ Guitar) sẽ bị nén xuống hoặc vặn nhỏ xuống để nhường chỗ cho âm thanh chính. Chính bởi vì đã được sidechain như vậy, nên các âm thanh nhạc cụ sẽ không còn xung đột với nhau gây ra hiện tượng đục nữa.

Một trong những VST làm việc này rất tốt đó là TraceSpacer

Panning giúp các nhạc cụ trở nên thoáng hơn

Một cách khác nữa cũng rất hiệu quả giúp âm thanh bớt bị đục hơn, đó là bạn sử dụng Panning. Khi Panning, bạn sẽ giúp di chuyển các nhạc cụ sang khác vị trí khác nhau trong dải âm trường (stereo field), và tránh bị xung đột ở ở dải tần số Low Mid. Nhờ vậy, bài nhạc sẽ trở nên thoáng hơn và rõ ràng hơn rất nhiều.

Tối ưu bản phối với Saturation và Boost tần số cao

Sau khi đã xử lý xong những âm thanh gây ra xung đột và khiến bài nhạc bị đục, bản có thể làm bài nhạc của mình trở nên hay và rõ ràng hơn với Boost nhẹ tần số cao ở dải tần 5 kHz – 8 kHz và nó sẽ giúp nhạc cụ ấy trở nên nổi bật hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng Saturation để giúp âm thanh trở nên ấm hơn. Nếu như chưa hiểu nhiều về Saturation, bạn có thể tham khảo bài viết này nhé.

Tổng kết

Cùng với chói (harsness), ù (boominess) thì âm thanh bị đục (muddiness) là một trong những lỗi rất hay gặp phải khi Mixing. Bạn cũng đừng quên sau khi đã xử lý xong, bạn cần kiểm tra lại với nhiều thiết bị khác nhau ví dụ như điện thoại, tai nghe, loa … để check xem với những thiết bị nghe khác nhau, vấn đề ấy đã được giải quyết triệt để chưa. Rất hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Xin chào và hẹn gặp lại.

5/5 - (2 bình chọn)
Bình luận

Hiển Sàn

About Author

Mình là Đàm Vinh Hiển. Mình là một Producer tự do. Mình từng hợp tác và làm nhạc cho một số nghệ sĩ như ca sĩ Thu Thuỷ, rapper Robber (quán quân Rap Việt), Winno (Hustlang), nhạc sĩ Phương Duy Anh (sáng tác ca khúc Giả vờ yêu), Zenkey … Mình cũng từng được duyệt và phát hành một số bản Remix trên các nền tảng như Dzus Records, Hoa hồng dại, Nhaccuatui … Hiện mình cũng đang hợp tác với Song Đạt Media để tuyển dụng các Music Producer làm nhạc và tìm mua các bài nhạc chất lượng để phát hành. Hy vọng với kinh nghiệm của mình có thể giúp đỡ các bạn làm nhạc hay hơn nữa với FL Studio.

Bài viết liên quan

Mixing cơ bản

Giới thiệu âm Mid, âm Treble

Mặc dù âm bass có vai trò quan trọng trong chất lượng âm thanh nhưng chỉ có mình nó thì
Mixing cơ bản

EQ là gì?

EQ trong âm nhạc hiểu đơn giản là thiết bị giúp thay đổi âm sắc của âm thanh, bằng cách
Chat hỗ trợ
Chat ngay