Mixing cơ bản

Những cách Automation phổ biến khi làm nhạc mà bạn cần biết

Automation trong quá trình làm nhạc là một kỹ thuật rất phổ biến được nhiều người sử dụng. Trong bài viết này, HocFLStudio.com sẽ giới thiệu với năm kỹ thuật mà rất nhiều các Producer đã sử dụng trong các bài nhạc của họ.

Hướng dẫn Automation cơ bản trong FL Studio

Nếu như bạn vẫn chưa biết cách Automation trong FL Studio, bạn sẽ cần xem lại bài viết này nhé

Hướng dẫn Automation dễ dàng trong FL Studio

Automation EQ

Đây có thể nói là một trong những kỹ thuật Automation được sử dụng phổ biến nhất khi làm nhạc. Bạn có thể Automation EQ với Low Cut và High Cut của âm thanh, đặc biệt trong các đoạn Build Up hay đoạn chuyển. Các bạn có thể hiểu thêm về kỹ thuật này trong ví dụ dưới đây

Trong ví dụ này, chúng ta đã sử dụng kỹ thuật Automation High cut (hay còn gọi là Low pass) để cắt các tần số ở dải cao trước, sau đó chúng ta trả lại các tần số ở dải cao lại khi đoạn Drum bắt đầu. Nhờ đó chúng ta có thể thấy khi Drum bắt đầu xuất hiện, bài nhạc sẽ trở nên rõ ràng và ấn tượng hơn.

Automation Panning

Trong một khoảng thời gian trước đây, đã từng rất nổi tiếng trào lưu đó nhạc 3D, tức là bạn sẽ nghe thấy nhạc như đang chạy vòng quanh mình. Kỹ thuật này cũng đã được HocFLStudio.com đề cấp và giải thích ở bài viết Hướng dẫn đặt âm thanh ba chiều với Ambeo Orbit

Đây chính là một trong những kỹ thuật của Automation Panning, hay còn gọi là Automation Stereo Image. Stereo Image là độ rộng của âm thanh, hay còn gọi là âm trường. Nhờ có âm trường sẽ giúp chúng ta nghe nhạc sẽ cảm nhận được độ sâu và không gian của âm thanh. Bạn cũng có thể Automation Panning bằng cách đưa âm thanh đi từ trái sang phải, hoặc từ phải sang trái, hay đưa qua lại một cách dễ dàng.

Ở ví dụ này, HocFLStudio.com đã sử dụng VST Shapebox phần Panning để tiến hành Automation Pan tự động theo như thiết lập ở trên màn hình. Mục đích đó là ở đoạn đầu, âm thanh sẽ được đưa qua đưa lại qua hai tai và đến đoạn Drum thì âm trường sẽ được trả về nguyên vẹn. Tuy nhiên, có một đoạn nhỏ sẽ được Automation Panning nhanh giúp tạo điểm nhấn.

Trên FL Studio, chúng ta sẽ tạo 2 Automation Dry/Wet của hiệu ứng khi gắn vào Mixer. Điều này sẽ giúp kiểm soát Shapebox dễ dàng. Bạn có thể sử dụng tai nghe để nghe dễ hơn hiệu ứng này.

Automation Reverb

Đây cũng là một kỹ thuật rất được nhiều Producer sử dụng. Bạn có thể tạo các Automation nhắm vào Dry/Wet của Reverb, hoặc điều chỉnh Automation Size hay Decay Time. Nếu như vẫn còn chưa hiểu về các thuật ngữ và cách sử dụng Reverb, bạn có thể tham khảo bài viết này nhé

Hướng dẫn sử dụng VST Valhalla Vintage Verb dễ dàng

Trong ví dụ này, chúng ta sẽ điều chỉnh Automation phần Dry/Wet của Reverb. Ở đoạn đầu, Reverb được bật lên ngay khiến âm thanh được đặt vào một không gian rộng lớn và mơ hồ. Sau đó Reverb được tăng dần đến đoạn chuyển thì tắt bỏ hoàn toàn giúp chúng ta nghe được rõ ràng Melody.

Automation Pitch

Đây là một hiệu ứng sử dụng rất phổ biến từ thời các DJ sử dụng kỹ thuật chà đĩa Hiphop vào những năm 90 của thế kỷ trước và đến giờ vẫn được sử dụng. Bạn sẽ Automation biến hóa với Pitch của Vocal hay Sample mà bạn muốn. Cần phải vô cùng cẩn trọng với kỹ thuật Automation Pitch này vì nếu bạn làm không đúng, sẽ khiến bài nhạc bị lệch tone so với Pitch ban đầu.

Trong ví dụ này, chúng ta sẽ sử dụng luôn VST có sẵn trong FL Studio đó là Pitch Shifter (mode Music). Bạn sẽ Automation thanh trượt dọc Pitch của VST giúp tạo điểm nhấn ở đoạn chuyển. Hiệu ứng này nghe khá tương tự như hiệu ứng Tape Stop. Những từ khóa tương tự về hiệu ứng này bạn có thể tìm kiếm đó là “Pitch Shiffter” đúng như tên của VST này. Đây là kỹ thuật cũng rất hay được sử dụng trong các bài nhạc Trap, Hiphop hiện nay.

Automation Volume

Đây có lẽ là kỹ thuật mà hầu hết tất cả chúng ta đều đã sử dụng cho bài nhạc của mình. Ví dụ như ở những đoạn Intro, Verse hay Chorus thì mục đích âm lượng của các nhạc cụ chúng ta sử dụng lại khác nhau và do đó chúng ta cần phải sử dụng Automation. Ví dụ như ở Intro, lúc này có ít nhạc cụ, âm thanh tổng thể có thể sẽ quá nhỏ so với ở các phân đoạn sau khi đã có nhiều nhạc cụ, do đó chúng ta có thể sử dụng Automation Volume để giúp bài nhạc trở nên cân bằng hơn giữa các phần. Automation Volume thực ra rất dễ sử dụng, bạn hoàn toàn có thể xem ngay hướng dẫn cơ bản Automation trong FL Studio ở trên và ứng dụng.

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết này, mình đã hướng dẫn bạn năm kỹ thuật Automation phổ biến khi làm nhạc. Rất hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn. Xin chào và hẹn gặp lại.

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận

Hiển Sàn

About Author

Mình là Đàm Vinh Hiển. Mình là một Producer tự do. Mình từng hợp tác và làm nhạc cho một số nghệ sĩ như ca sĩ Thu Thuỷ, rapper Robber, Winno (Hustlang), nhạc sĩ Phương Duy Anh (sáng tác ca khúc Giả vờ yêu) … Mình cũng từng được duyệt và phát hành một số bản Remix trên các nền tảng như Dzus Records, Hoa hồng dại, Nhaccuatui … Hiện mình cũng đang hợp tác với Song Đạt Media để tuyển dụng các Music Producer làm nhạc và tìm mua các bài nhạc chất lượng để phát hành. Hy vọng với kinh nghiệm của mình có thể giúp đỡ các bạn làm nhạc hay hơn nữa với FL Studio.

Bài viết liên quan

Mixing cơ bản

Giới thiệu âm Mid, âm Treble

Mặc dù âm bass có vai trò quan trọng trong chất lượng âm thanh nhưng chỉ có mình nó thì
Mixing cơ bản

EQ là gì?

EQ trong âm nhạc hiểu đơn giản là thiết bị giúp thay đổi âm sắc của âm thanh, bằng cách
Chat hỗ trợ
Chat ngay