Học FL Studio

Những điều cản trở khiến bạn học làm nhạc không tiến bộ?

Âm nhạc cũng giống như những bộ môn nghệ thuật năng khiếu khác, ngoài đòi hỏi tố chất của người học, nó còn đòi hỏi ý thức kỷ luật và lộ trình học bài bản. Mặc dù vậy, ở Việt Nam chúng ta vẫn chưa có quá nhiều những trường hợp lớp dạy làm nhạc điện tử và đào tạo Producer, vì thế đa phần chúng ta tự học làm nhạc ở nhà. Vậy đâu là những điều có thể khiến việc học làm nhạc của bạn bị cản trợ, chậm tiến bộ, hãy cùng HocFLStudio.com khám phá nhé.

Không học chắc nhạc lý, mất gốc

Đã có rất nhiều bài viết mà chúng tôi đề cập đến việc học nhạc lý là quan trọng đến nhường nào, tuy nhiên, đây vẫn luôn là chú ý đầu tiên và quan trọng nhất của chúng ta. Khi bạn mới học làm nhạc, bạn sẽ bắt gặp những dòng tít như học làm nhạc không cần nhạc lý hay chỉ một tuần là thành thạo nhạc lý ??? Theo ý kiến cá nhân của chúng tôi, việc học nhạc lý là một quá trình học liên tục và trau dồi liên tục. Nếu bạn đã xác định làm nhạc để có thể kiếm được thu nhập trong tương lai, hay tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, thì bạn cần phải học nhạc lý. Thời gian học nhạc lý cũng sẽ phải liên tục và luôn trau dồi. Đôi khi, bạn có thể đã hiểu về lý thuyết, tuy nhiên khi thực hành, vì tai của bạn vẫn yếu về cảm âm hoặc chưa cảm nhận được sự hài hoà của các âm thanh hay bản phối, dẫn đến việc bạn sẽ khó có thể làm được nhạc hay hơn. Điều này là vô cùng phí phạm. Vì vậy, đừng lảng tránh những buổi học nhạc lý khô khan, hãy cố gắng luyện tập và học tập nó, và bạn sẽ thấy nó giúp ích nhiều như thế nào trong tương lai.

Không lắng nghe ý kiến người xung quanh

Tất cả chúng ta khi làm nhạc đều có cái tôi rất lớn, vì thế người ta hay có câu là “cái tôi người nghệ sĩ”. Tuy nhiên, trong quá trình mới học làm nhạc, hay kể cả đã làm nhạc được một thời gian rồi, bạn vẫn cần những sự góp ý của mọi người. Dẫu biết rằng âm nhạc là cảm nhận, khen chê là ý kiến riêng mỗi người, nhưng nếu tất cả đều nói rằng bài nhạc của bạn chưa hay (đặc biệt là những người có chuyên môn nhất định), thì hãy nghiêm túc lắng nghe và cải thiện. Đừng phản bác lại bằng những lý do này kia hay là ý tưởng bạn thế này thế nọ, thực tế là khán giả họ sẽ không quan tâm và họ sẽ chỉ nghe những bài nhạc mà họ thấy thích. Những sự góp ý đôi khi khiến cho chúng ta cảm thấy khó chịu, khó hơn nữa là nghe và sửa. Nhưng nếu bạn vượt qua được với thái độ cầu tiến, đặc biệt là luôn lắng nghe những người có chuyên môn giỏi hơn bạn, thì chắc chắn trong tương lai bạn sẽ rất tiến bộ khi làm nhạc.

Không thích bắt chước

Nghe thì có vẻ buồn cười, vì chúng ta đều biết sự sáng tạo là vô cùng quan trọng trong âm nhạc. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, trước khi sáng tạo, thì chúng ta cần có kỹ thuật tốt đã. Và cách để cải thiện và nâng cao kỹ thuật liên tục, đó là học hỏi và bắt chước lại những Producer giỏi hơn mình – hay còn gọi là Remake. Có rất nhiều những bài nhạc hay mà bạn yêu thích, vậy tại sao bạn không thử Remake lại sao cho giống bài hát đấy. Bạn sẽ thấy việc Remake này giúp bạn cải thiện rất nhiều thứ, ví dụ như khả năng chọn Sound, khả năng lắng nghe, những kỹ thuật riêng của các producer mà bạn đang học hỏi … Và khi bạn đã học hỏi được những điều hay ho đó rồi, bạn sẽ thấy là bạn rất nhớ những kỹ thuật đó. Lúc này bạn chỉ cần áp dụng những kiến thức này vào bài nhạc của bạn và bạn sẽ thấy nó hay lên nhiều. Đó là lý do HocFLStudio.com có 1 khoá học miễn phí giúp bạn Remake những bài nhạc nổi tiếng, bạn hãy tìm nó trong phần khoá học nhé. Mặc dù vậy, hãy luôn nhớ đây chỉ giúp cho việc học, còn bắt chước rồi tự nhận là của mình hoặc “đạo nhạc” là không bao giờ được chấp nhận nhé bạn.

Không cập nhật nhạc thịnh hành

Âm nhạc là một dòng chảy không ngừng nghỉ và chúng ta cần liên tục cập nhật những gu âm nhạc mới. Thực tế là có rất nhiều dòng nhạc mới được ra đời mỗi ngày bắt nguồn từ sự sáng tạo của các nghệ sĩ trên khắp thế giới, và chúng ta sẽ cần cố gắng để học hỏi tránh bị lạc hậu. Ví dụ hiện nay, có một số dòng nhạc mới mà chúng ta có thể tìm hiểu và học hỏi như Drill, Phonk … Chúng ta không nên ỉ lại việc đã làm thành thạo một dòng nhạc nào đó và không cập nhật những dòng nhạc khác nữa. Bạn hãy nhớ xem tại sao chúng ta lại học làm nhạc, đó là vì chúng ta yêu âm nhạc. Âm nhạc là sự sáng tạo không ngừng, vì thế hãy luôn học hỏi tất cả những gì xung quanh để làm nhạc của bạn luôn mới mẻ hơn nhé.

Tổng kết

Trên đây là một bài viết giúp cho bạn có thể tiến bộ trong học làm nhạc hơn, giúp cho bạn không ngừng học hỏi và sáng tạo. Mặc dù vậy, bạn hãy luôn lắng nghe trái tim mình mách bảo, rằng bạn thích làm gì nhất, bạn muốn làm nên một bài nhạc như thế nào nhất. Điều quan trọng, là hãy vui khi được làm nhạc nhé các bạn. Xin chào và hẹn gặp, hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo nhé.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận

Hiển Sàn

About Author

Mình là Đàm Vinh Hiển. Mình là một Producer tự do. Mình từng hợp tác và làm nhạc cho một số nghệ sĩ như ca sĩ Thu Thuỷ, rapper Robber, Winno (Hustlang), nhạc sĩ Phương Duy Anh (sáng tác ca khúc Giả vờ yêu) … Mình cũng từng được duyệt và phát hành một số bản Remix trên các nền tảng như Dzus Records, Hoa hồng dại, Nhaccuatui … Hiện mình cũng đang hợp tác với Song Đạt Media để tuyển dụng các Music Producer làm nhạc và tìm mua các bài nhạc chất lượng để phát hành. Hy vọng với kinh nghiệm của mình có thể giúp đỡ các bạn làm nhạc hay hơn nữa với FL Studio.

Bài viết liên quan

Học FL Studio

Tổng hợp các phím tắt trong FL Studio 20

Xin chào các bạn, FL Studio 20 là một công cụ tuyệt vời giúp bạn làm nhạc. Hôm nay, chúng
Học FL Studio

Cấu tạo và cách soạn Drum cơ bản trong FL Studio

Drum là yếu tố không thể thiếu trong việc làm nhạc. Nhưng những bạn mới học làm nhạc, không phải
Chat hỗ trợ
Chat ngay