Ebook

Ebook: Cách để tạo Hits | Tài liệu được Việt hoá từ ProdSecrets

Xin chào các bạn, đây là tài liệu Ebook rất hay được viết bởi producer S1 – người đã từng chiến thắng giải Grammy. Tài liệu này giúp cho những bạn newbie có một tư duy tốt hơn trong quá trình làm nhạc, và hỗ trợ rất nhiều để chúng ta phát triển hơn sau này.

Tên ebook: How to make hits | tạm dịch: Cách để tạo Hits

Tác giả: Symbolyc One – ProdSecrets

Việt hoá: Hiển Sàn – HocFLStudio.com

Kỹ thuật Sample

  • Sampling là một kỹ thuật quan trọng trong sản xuất nhạc và có rất nhiều kỹ thuật Sample giúp bạn xây dựng bài nhạc từ nó. Bạn có thể sample từ bản ghi, từ âm thanh thoại, sample pack hay Midi thông qua VST … Cho dù là cách nào thì bạn cần đảm bảo rằng bạn sẽ làm việc với một tín hiệu sạch sẽ để bạn có thể thực hiện những sáng tạo với nó sau này.
  • Bạn có thể thêm những dấu ấn riêng của mình vào những sample Drum bằng cách thử cắt chúng nhỏ ra và lọc một chút phần low end. Sau đó, bạn có thể thêm vào tiếng Kick hay sample Drum của riêng bạn vào. Bằng cách này, âm thanh sẽ trở nên dày hơn và đầy đủ hơn nhiều
  • Hãy thử tìm kiếm những tài nguyên khác như soundtracks của một bộ phim chẳng hạn, bạn sẽ tìm những thứ thực sự độc đáo. Ví dụ, khi tôi đang sản xuất bài nhạc “Murder To Excellence” của Kanye West & Jay-Z, tôi tình cờ nghe được một đoạn nhạc phim mà tôi đang xem. Tôi đã lấy bản OST của bộ phim ấy và cắt đoạn nhạc đó đưa vào bản beat cuối cùng của mình.
  • Layer thêm những âm thanh melody của riêng bạn sẽ giúp bài nhạc trở nên màu sắc hơn. Bằng việc thêm giai điệu melody, bassline, giọng Vocal … có thể có hiệu quả hơn rất nhiều và thực sự đem lại dấu ấn riêng cho bạn.
  • Đừng quá phức tạp mọi thứ khi bạn đang trong giai đoạn sáng tạo bằng cách thêm quá nhiều, hãy để lại khoảng trống nhất định trong bản nhạc của bạn để dành cho nghệ sĩ, ca sĩ thể hiện được vai trò của họ vào đúng thời điểm.
  • Đừng ngại thử nghiệm với những sample mà bạn có, hãy thử thay đổi cao độ, warping, hay thêm những hiệu ứng … Sẽ rất tuyệt nếu bạn tìm ra được sample hợp lý rồi biến chúng trở nên thật dope và nó sẽ trở thành của riêng bạn.

Quan hệ

  • Luôn  luôn chuẩn bị sẵn sàng để hành động, đừng bao giờ ngồi đó và chờ đợi mọi thứ tự đến với bạn. Bạn cần chuẩn bị cho tất cả mọi thứ, đặc biệt là khi cơ hội đến với mình. Đôi khi những cơ hội đó sẽ đến với bạn từ bất kỳ đâu. Vì vậy, hãy luôn sẵn sàng khi chúng xuất hiện.
  • Hãy gieo hạt mỗi ngày, điều quan trọng là hãy luôn tiếp cận với những nghệ sĩ mới và kiên định với việc gửi email, gặp gỡ, và quảng cáo cho sản phẩm của bạn … Tất cả những nỗ lực này bạn cần cố gắng thực hiện trong một thời gian dài.
  • Hãy đảm bảo rằng bạn phải giữ chữ tín với các nghệ sĩ và producer mà bạn làm việc cùng, nếu bạn nói với ai đó là bạn sẽ gửi beat cho họ … thì bạn cần phải giữ lấy lời, để thể hiện với họ rằng bạn là người đáng tin cậy.
  • Đừng ngại chấp  nhận rủi ro và làm những beat miễn phí. Trước khi gặp Kanye West, tôi cũng đã làm một số beat miễn phí cho những người bạn của mình, và một trong số họ đã chơi bài nhạc đó trong buổi gặp với Kanye.Bạn không bao giờ biết được bản beat đó sẽ kết thúc ở đâu và cơ hội nào sẽ đến với bạn trong tương lai từ bản beat miễn phí đó đâu.
  • Đừng ngại giao tiếp và bó buộc bản thân. Hãy tham gia những sự kiện thi đấu, sự kiện kết nối, buổi biểu diễn … Tự giới thiệu bản thân với nhiều người nhất có thể để tối đa hoá cơ hội cho bạn, bạn không bao giờ biết mình sẽ gặp ai và nó có thể đưa bạn đến đâu.

Sound Design

  • Tương tự như Sampling, sound design cũng là một kỹ thuật rất quan trọng trong sáng tạo. Học về sound design sẽ giúp bạn sáng tạo để tạo ra những âm thanh cho riêng mình
  • Bắt đầu từ những âm thanh cơ bản như Kick, Snare Drum, sóng sin … Đi sâu vào các thông số hiệu ứng khác nhau và tìm hiểu chúng từ đầu tới cuối, vì khả năng design sound là vô tận. Có rất nhiều điều mà bạn có thể làm với một âm thanh cơ bản và biến chúng thành của riêng mình.
  • Layer là tất cả mọi thứ khi bạn design sound riêng của bạn. Nó cũng giúp bạn thêm màu sắc cho âm thanh của bạn. Tôi  thường layer tiếng kick, clap, snare … Chúng giúp tôi biến những pattern drum cơ bản trở nên màu sắc hơn và sức mạnh hơn khi đưa chúng vào bài nhạc.

Học tập & Mở rộng bộ kỹ năng

  • Học tập và phát triển các kỹ năng của bạn là vô cùng quan trọng. Bất kể là khi bạn xem youtube, đọc sách, xem phỏng vấn … hãy luôn tận dụng thời gian rảnh rỗi để học những khía cạnh khác nhau sau này.
  • Điều quan trọng là hãy luôn giữ mindset của một beginner dù bạn đang ở bất kể trình độ và kỹ năng nào. vì sẽ luôn có điều gì đó mới mẻ mà bạn có thể học trong quá trình sản xuất âm nhạc. Luôn cởi mở như một học sinh nhé.
  • Làm đi làm lại một việc có thể khiến bạn kiệt sức, hãy nhớ dành thời gian để trải nghiệm cuộc sống, nó sẽ có lợi cho âm nhạc của bạn và sáng tạo về lâu về dài. Hãy lấy cảm hứng từ các thể loại âm nhạc khác nhau, văn hoá khác nhau, đừng bao giờ đóng mình trong một chiếc hộp khép kín.
  • Cố gắng học không chỉ 1 DAW duy nhất để bạn linh hoạt hơn trong cách tiếp cận, nó cũng sẽ giúp bạn chuẩn bị cho việc hợp tác với nhiều nhà sản xuất nhạc khác nhau . Tất nhiên, bạn vẫn sẽ có một DAW chính mà bạn chuyên, nhưng hãy luôn cởi mở nhé.
  • Hãy làm những việc giúp bạn ngày càng gần hơn với mục tiêu của bạn, và loại bỏ đi những việc không cần thiết. Hãy nhận ra sự khác biệt giữa bận rộn và năng suất.
  • Dành ra 10,000 giờ để làm chủ công việc và kỹ năng của bạn. Hàng ngày hãy nghiền ngẫm và học hỏi để đạt được mục tiêu cuối cùng của bạn, thông qua việc thử nghiệm và sai lầm, sẽ khiến bạn nhận ra cái nào hiệu quả và cái nào không.
  • Hãy đi một con đường riêng của bạn, tất nhiên bạn vẫn lấy cảm hứng từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng tới cuối cùng, hãy thử biến chúng thành con đường riêng của bạn. Tạo ra âm thanh cho riêng bạn, và đảm bảo rằng bạn có thể làm nhạc ở nhiều thể loại khác nhau, từ đó bạn sẽ khám phá được bản thân mình. Đặt bản thân mình ngoài vùng an toàn và thử thách chính mình.
  • Khi bạn chán nản, hãy cố gắng lấy lại tinh thần vì đây là một hành trình dài. Hãy cố gắng và tiếp tục di chuyển. Quá trình sản xuất âm nhạc là một hành trình thử nghiệm và sai liên tục để bạn thành thạo và học hỏi từ chúng.

Sắp xếp

  • Sắp xếp khoa học là chìa khoá giúp bạn trở thành producer thành công. Bạn không bao giờ muốn gặp rắc rối khi phải lục tung ổ cứng của mình để tìm một bài nhạc, stems, bản thu ….
  • Hãy giữ mọi thứ được phân chia theo cách mà bạn dễ dàng có thể truy cập được. Ví dụ, tạo những thư mục con được sắp xếp theo ngày, theo thể loại … Bạn luôn muốn có thể dễ dàng lấy thứ gì đó ở nơi bạn cần và điều quan trọng là bạn biết chính xác chúng đang ở đâu. Điều này cũng đúng cho thư viện sample của bạn, hãy sắp xếp chúng hiệu quả nhất có thể.
  • Luôn nhớ rằng hãy đặt tên files của bạn theo định dạng giúp ích bạn trong tương lai. “Tên producer – tên Track (tempo/key)” là một định dạng tốt. Bằng cách này, bạn có thể dẽ dàng xác định được tempo và âm giai các bài nhạc và tác giả của chúng.
  • Ngoài việc sắp xếp, thì việc lập kế hoạch và vạch ra các mục tiêu cũng cực kỳ quan trọng. Vạch ra kế hoạch cho mọi thứ giúp bạn hình dung chính xác những gì bạn muốn, và thời điểm để thực hiện chúng.

Mixing

  • Khái niệm mixing có thể quá phức tạp trong đầu bạn, nhưng về tổng thể thì nó lại thực sự rất đơn giản, bạn chỉ cần tin vào đôi tai của bạn. Làm những gì mà tai của bạn cảm thấy hợp, và đôi khi bạn có thể so sánh bản mix của bạn với một bản mix của một bài hát khác, từ đó bạn sẽ biết được mình đang ở đâu hay bạn cần cải thiện gì hơn với chúng.
  • Một trong những điều quan trọng nhất của Mixing, đó là hãy bắt đầu với âm thanh có chất lượng tốt (chọn sound). Nếu bạn chọn sound chất lượng kém, thì bản mix của bạn cũng không thể hay được.
  • Trọng tâm số 1 khi mixing một bài nhạc, đó là bạn luôn cần phải cân bằng. Cụ thể, bạn cần phải cân bằng âm lượng các sound trong bản phối của mình. Ngoài ra, hãy đảm bảo những âm thành này không được xung đột trong bản mix.
  • Từ đây, bạn sẽ cần tập trung vào EQ cơ bản. Đó là hãy cắt những dải tần số không cần thiết mà bạn không sử dụng tới. Ví dụ, phần low end của melody có thể được lọc bởi high pass filter để chừa chỗ trống cho bassline, 808. Điều tương tự cũng được áp dụng cho các phần khác của drum và những sound melody khác của bản mix, hãy luôn để tâm vào dải tần số của mỗi âm thanh và bạn có thể tạo khoảng trống cho mọi thứ được xếp cùng với nhau hợp lý.
  • Khi bạn đã EQ và cân bằng âm lượng, bạn có thể làm thêm những kỹ thuât sâu hơn của mixing, như compression hay effect, và chúng sẽ giúp bạn thêm được chất riêng vào âm thanh của bạn.

Studio WorkNow

  • Hiện nay, Studio workNow là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong sản xuất nhạc. Khi làm việc với các nghệ sĩ hay những producer khác, bạn sẽ làm việc hiệu quả nhất và chỉ cần tập trung vào sự sáng tạo mà không bị phân tâm khi làm việc.
  • Một trong những tip hữu ích đó là hãy có sẵn những project templates đã lưu những thứ bạn có thể mở và làm việc với chúng.Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian khi bạn bắt đầu làm việc. Bạn có thể lưu một project trống và thêm sẵn những công cụ thiết yếu. Ví dụ, ở channel mixing bạn có thể load sẵn những hiệu ứng mà bạn có thể làm với mọi project như EQ, Compressor… Tất nhiên bạn có thể tuỳ chỉnh chúng sao cho hợp với từng track, nhưng nó chỉ tốn bạn một chút thời gian hiệu chỉnh.
  • Đặt những sample pack yêu thích hay những VST “ruột” của bạn ở nơi mà bạn có thể dễ dàng truy cập, ở một thư mục mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm, có thể tìm ra chúng  mà không mất quá nhiều thời gian trong quá trình làm việc.
  • Hãy học và nghiên cứu DAW của bạn thật kỹ. Một trong những thứ hữu ích nhất mà bạn cần dùng đó là các phím tắt, mọi DAW đều có tính năng này và chúng sẽ tiết kiệm thời gian đáng kể của bạn khi làm nhạc.

Xuất File bài nhạc của bạn

  • Khi hoàn thiện bài nhạc của bạn, hãy xuất chúng theo nhiều định dạng khác nhau. Bạn có thể xuất file với định dạng mp3, hay wav và nếu cần thì là xuất stem để những nghệ sĩ, producer khác có thể cần chúng nếu làm việc với bạn sau này. Mp3 rất tốt trong việc truy cập hay gửi đi , Wav thì chất lượng tốt hơn. Và tất nhiên, file stem cũng rất cần trong quá trình Mixing cuối cùng.
  • Khi xuất file stem, hãy đảm bảo rằng bạn đã bỏ đi tất cả những hiệu ứng như nén, limit … Bạn có thể xuất một phiên bản khác với kèm hiệu ứng để những producer mixing sau này có thể truy cập nếu cần, nhưng hãy đảm bảo là bạn phải có một phiên bản thô (raw) để họ thực hiện phần việc của mình sau này.
5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận

Bài viết liên quan

Ebook

[Ebook] Giáo trình hướng dẫn FL Studio 20 cơ bản

FL Studio 20 là một công cụ mạnh mẽ, giúp bạn làm nhạc cũng như học nhạc. Mặc dù vậy,
Ebook

Giáo trình hướng dẫn FL Studio cơ bản (Việt Hoá)

FL STUDIO 20 EBOOK HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI MỚI Tác giả: FL Studio – image-line.com Việt Hoá: Hiển Sàn –
Chat hỗ trợ
Chat ngay